10 sự kiện nổi bật ngành xuất khẩu thủy sản năm 2021

Do tác động của dịch bệnh COVID-19, trong năm 2021, ngành XK thủy sản Việt Nam gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy, XK thủy sản đã đạt được những kết quả khả quan. Dưới đây là 10 dự kiện nổi bật của ngành XK thủy sản trong năm 2021 được Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổng hợp.

Xuất khẩu thủy sản vượt đại dịch cán đích 8,9 tỷ USD

Năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở TP Hồ Chí Minh và 19 tỉnh thành phía Nam trong quý III, các quy định phòng chống dịch khắt khe khiến hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ duy trì được 30 -50% sản xuất. XK thủy sản các tháng quý III/2021 giảm 25 – 30% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản cuối năm lội ngược dòng cán đích 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020. Trong đó, tôm mang về gần 3,9 tỷ USD, tăng 4%, cá tra tăng tốc mạnh 2 tháng cuối năm cán đích với trên 1,6 tỷ USD, tăng 8,4%; XK các mặt hàng hải sản đạt 3,4 tỷ USD, tăng 7%.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đạt kỷ lục 2 tỷ USD

Theo đó, XK thủy sản sang thị trường Mỹ tăng 27% so với năm 2020, chiếm 23% tổng XK thủy sản của Việt Nam. Ngoài ra, XK sang nhiều thị trường tăng trưởng vượt trội: EU tăng 12% (trong đó, đa số các nước thành viên tăng NK từ Việt Nam từ 10 -75%); XK sang Hàn Quốc tăng 6%, một số nước trong khối hiệp định CPTPP như Australia tăng 16%, Mexico tăng 49%).

XK thủy sản sang Nga tăng 21% nhờ số doanh nghiệp (DN) được phép XK sang thị trường này được tăng thêm 25 lên 50 DN trong năm qua.

XK thủy sản sang Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm

Chính sách "zero COVID" của Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh đến XK thủy sản Việt Nam sang thị trường này. Việc Trung Quốc kiểm tra chặt để truy vết virus corona trên hàng thủy sản NK qua các cửa khẩu đường biển, đường bộ và cả đường hàng không, gây ách tắc giao thương và thông quan hàng NK vào thị trường này trong gần hết cả năm 2021. Do vậy, XK thủy sản sang Trung Quốc và Hongkong giảm sâu 17% xuống 1,1 tỷ USD, mức thấp nhất trong 5 năm.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đạt kỷ lục 2 tỷ USD

Giá trung bình XK thủy sản sang các thị trường lớn tăng trung bình 10-30%

Bên cạnh các đòn bẩy thúc đẩy XK thủy sản như lợi thuế thuế quan từ các hiệp định FTA, nhu cầu tăng mạnh ở các thị trường, thì giá XK tăng là một tác nhân chính đưa kim ngạch XK thủy sản năm 2021 tăng, nhất là những tháng cuối năm khi đơn hàng tăng, nguồn cung thấp.

Theo đó, giá cá tra phile đông lạnh trung bình XK sang thị trường Mỹ tăng 2 tháng cuối năm tăng hơn 1 USD/kg so với cùng thời điểm năm trước, từ mức . Giá trung bình NK tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ cũng tăng từ 11 USD cuối năm 2020 lên 12 – 13 USD/kg cuối năm 2021.

Cước tàu biển đi các thị trường tăng mạnh 4-10 lần so với trước dịch

Kèm theo các khó khăn khâu vận chuyển trong nước nên hàng hóa nhiều địa phương bị ách tắc. Ngoài ra, các chi phí đầu vào đều tăng mạnh do dịch Covid: giá nguyên liệu tăng, chi phí phòng chống dịch, chi phí vận chuyển.

Các kiến nghị hỗ trợ DN vượt dịch COVID-19 được giải quyết

Năm 2021, VASEP cùng với một số Hiệp hội ngành hàng đã có nhiều văn bản kiến nghị về các chính sách hỗ trợ cho DN để khắc phục khó khăn, vượt qua đại dịch Covid-19, trong đó phần lớn kiến nghị đã được Chính phủ và các Bộ Ngành tiếp thu và hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần: ưu tiên tiêm vacxin Covid-19 cho công nhân; phương án chống dịch theo cách tiếp cận “sống chung với COVID” quy định tại Nghị định 128/NĐ-CP; Kiến nghị về chính sách xét nghiệm và tiêm vacxin Covid-19 cho tài xế vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh; Kiến nghị về thực hiện chính sách «1 cung đường – 2 địa điểm», hướng dẫn thực hiện “Y tế tại chỗ”, giảm chi phí cho DN thông qua: giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm tiền điện, tăng mức hỗ trợ từ nguồn BHXH-BHYT-TNLĐ cho DN, lùi thời hạn thực hiện phí hạ tầng cảng biển, KCN; hỗ trợ tiền ăn từ nguồn kinh phí công đoàn...

Vướng mắc về thuế thu nhập doanh nghiệp cho DN thủy sản đã được giải quyết

Theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 2550/BTC-TCT ngày 15/3/2021 xác định sản phẩm thủy sản là chế biến và được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ và Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính.

VASEP phối hợp với 12 Hiệp hội ngành hàng khác kiến nghị thành công hơn 70% các nội dung vướng mắc tại Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật BVMT 2020

Kết quả là, Nghị định 08/2022/NĐ-CP đã được ban hành ngày 10/1/2022, theo đó đã tiếp thu khá nhiều ý kiến của các Hiệp hội (hơn 70% các đề xuất), ví dụ như tỷ lệ tái chế bât buộc giảm từ 70-80% xuống 10-20%, bỏ văn phòng EPR, bỏ quy định cấm nhựa khó phân hủy, giảm thủ tục cấp phép môi trường, tăng ngưỡng quy định vùng nuôi trồng thủy sản thuộc danh mục dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trương lên 10 lần.

Giải quyết bất cập tại các quy định mới áp dụng cho nhãn hàng hóa tại dự thảo Nghị định sửa đổi về ghi nhãn hàng hóa và Thông tư ghi nhãn điện tử

Theo đó, ngày 9/12/2021, Chính phủ đã ban hàn Nghị định 111/20201/NĐ-sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, đã loại bỏ nguyên liệu thủy sản ra khỏi danh mục áp dụng của Nghị định mới, đồng thời cho phép kéo dài thời hạn chuyển tiếp lên đến 2 năm cho các nhãn hàng hóa đã in trước thời điểm có hiệu lực của Nghị định mới, như kiến nghị của VASEP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN& PTNT) tiếp tục đưa hoạt động kiểm tra nhập khẩu các sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm (đông lạnh, hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền,…) vào danh mục kiểm tra có tên là KIỂM DỊCH

Hoạt động kiểm tra của Bộ (NN& PTNT) đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại các thông tư về kiểm dịch gồm: Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT, Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT – áp dụng đồng loạt với cả nhóm SP thủy sản chế biến dùng làm thực phẩm là chưa đúng bản chất đối với nhóm sản phẩm này. Việc này đã khiến quy mô hàng hóa và đối tượng chịu điều chỉnh là quá mức cần thiết, khiến gần như toàn bộ sản phẩm thủy sản chế biến như nói trên đều chịu kiểm tra (hồ sơ, cảm quan) không dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro. Quy định kiểm dịch nhập khẩu hiện hành tạo ra sự khác biệt trong chính quy định kiểm tra SP thủy sản xuất khẩu và thủy sản nhập khẩu của Bộ NNPTNT; khác biệt trong kiểm tra sản phẩm thủy sản nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia khác.

Lần đầu tiên VASEP đã phải gửi Thư Thỉnh nguyện tới Thủ tướng Chính phủ ngày 29/11/2021 để kiến nghị việc sửa đổi tại các văn bản liên quan thuộc thẩm quyền của Bộ (NN& PTNT). Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT đề nghị giải quyết và báo cáo kết quả trước 31/12/2021. Bộ(NN& PTNT) đã họp với đại diện VASEP & các đơn vị liên quan của Bộ vào ngày 4/1/2022, tại đây Cục Thú y đã trao đổi và tiếp thu các kiến nghị của VASEP để sửa đổi các Thông tư liên quan theo kế hoạch hoàn thiện vào Quý II/2022.

Thiên An