Doanh nghiệp Mỹ sốt sắng đưa sản xuất về nước

Doanh nghiệp Mỹ ngày càng quan tâm hơn đến kế hoạch đưa hoạt động sản xuất về nước hoặc các nước láng giếng. Ảnh: Reshoring Institute

Trung Quốc, trung tâm sản xuất toàn cầu đang mất dần vị thế thống trị. Hoạt động sản xuất của nước này suy giảm trong tháng 4 và tháng 5. Trong khi đó, cuộc xung đột Nga-Ukraine và hậu quả từ đại dịch Covid-19 tiếp tục làm gián đoạn hoạt động vận chuyển, khiến nhiều công ty đa quốc gia xem xét lại phương pháp tìm nguồn cung ứng.

Mỹ đang thúc đẩy các ưu đãi cho sản xuất chip và linh kiện xe điện ở trong nước. Trong khi đó, Liên minh châu Âu đã công bố gói trợ cấp 43 tỉ euro để khuyến sản xuất chip trong khối này.

Theo phân tích của ngân hàng Bank of America (BofA), các đề cập đến “reshoring” (đưa sản xuất về nước) trong các cuộc họp báo về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết trong chỉ số S&P 500 đã tăng 128% trong quí đầu tiên so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, các đề cập đến “trí tuệ nhân tạo” tăng 85% so với năm trước, theo nhà chiến lược Savita Subramanian của BofA.

Ngân hàng UBS cũng xem xét xu hướng này thông qua cuộc khảo sát với hơn 1.600 lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp.trong các lĩnh vực khác nhau. Cuộc khảo sát cho thấy 78 % lãnh đạo doanh nghiệp ở châu Âu và 70% ở lãnh đạo doanh nghiệ Mỹ có kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất về gần thị trường quê nhà.

Trong khi đó, Công ty môi giới Strategas Securities cũng phân tích nội dung các cuộc họp báo về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có có cổ phiếu trong chỉ số S&P 1500 ( bao gồm 1.500 công ty có vốn hóa lớn, vừa và nhỏ trên thị trường chứng khoán Mỹ). Kết quả cho thấy sự gia tăng đáng chú ý của các đề cập đến “reshoring” và “nearshoring” (đưa hoạt động sản xuất về gần các nước gần thị trường quê nhà)

Ryan Grabinski, CEO của Strategas Securities, cho biết điều này hoàn toàn trái ngược với trước đây khi các thuật ngữ đó không được đến trong suốt thập niên 2010 trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu phát triển mạnh mẽ.

Theo Bill McRaith, cựu giám đốc chuỗi cung ứng của PVH, chủ sở hữu của thương hiệu thời trang Tommy Hilfiger (Mỹ), mô hình sản xuất hàng hóa ở nước ngoài và vận chuyển đến thị trường tiêu thụ đã bị phá vỡ.

“Thông thường, một nhà máy, một địa điểm trên thế giới tạo ra một sản phẩm cuối cùng mà chúng tôi đặt hàng trước 3-5 tháng và hy vọng sẽ tiêu thụ được. Nhưng chúng ta chưa bao giờđ ạt được đúng mục tiêu”, McRaith nói tại hội nghị về chuỗi cung ứng do công ty phần mềm o9 Solutions tổ chức hồi tháng 4.

Theo ông, ngành công nghiệp may mặc gặp phải hai vấn đề là đôi lúc đặt hàng qua mức, đôi lúc đặt hàng thiếu. Quá nhiều hàng tồn kho dẫn đến bán thanh lý, trong khi có quá ít hàng dẫn đến mất mát lợi nhuận

“Mô hình mà chúng ta đã sử dụng trong 30 năm qua đã trở nên không phù hợp vào thời điểm này và nên bị phá bỏ”, ông nói tại hội nghị.

Theo McRaith, giải pháp cho vấn đề này là tạo ra một mạng lưới cung ứng. Trong đó, một số hàng hóa tiếp tục gia công ở nước ngoài, một số khác được mua từ các nước láng giềng và 1/3 được sản xuất tại thị trường tiêu thụ.

Trong ngành may mặc, doanh số bán các mặt hàng phổ biến như áo sơ mi trắng khá dễ dự đoán. Vì vậy, sản xuất và vận chuyển những mặt hàng thời trang đó từ nước ngoài là điều hợp lý, McRaith cho biết. Tuy nhiên, việc sản xuất trong nước có thể phù hợp với nhiều mặt hàng thời trang theo xu hướng, có nhu cầu tăng cao chỉ sau một đêm nhờ quảng bá trên TikTok. Điều này cho phép các doanh nghiệp phản ứng nhanh để sản xuất các mặt hàng này ngay trong nước.

Tháng trước, gã khổng lồ thời trang nhanh Shein của Trung Quốc đã công bố khoản đầu tư 150 triệu đô la để sản xuất áo quần tại Brazil cho thị trường Mỹ Latinh. Đây là một động thái mà McRaith kỳ vọng Shein sẽ nhân rộng ở Mỹ và châu Âu.

McRaith cho rằng đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh một số xu hướng kinh doanh lên 5 năm.

“Không còn chuyện các thương hiệu nói với người tiêu dùng nên mua gì. Giờ đây, thực sự là người tiêu dùng nói với các thương hiệu những gì họ muốn mua nhưng chuỗi cung ứng hiện có được xây dựng cho mô hình cũ”, ông nói.

Theo nhóm vận động hành lang Reshoring Initiative, nằm ngoái, các công ty ở Mỹ đã thông báo tuyển dụng khoảng 360.000 việc làm trong lĩnh vực sản xuất, tăng 53% so với năm 2021.

Tại Anh, theo khảo sát của Make UK, 40% nhà sản xuất đã tìm nguồn cung ứng cho nhiều hàng hóa hơn ở trong nước hơn trong năm qua và có kế hoạch tương tự cho năm tới. Sản xuất hàng hóa gần thị trường tiêu thụ có thể giảm chi phí nhưng lý do chính để tìm nguồn cung ứng tại địa phương là để tránh sự gián đoạn kéo dài có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như do tác động của Covid-19 và chiến tranh ở Ukraine, theo khảo sát của Make UK.

Đối với nhà sản xuất thiết bị âm thanh BishopSound của Anh, việc chuyển một số chuỗi cung ứng từ Trung Quốc về Yorkshire, miền bắc nước Anh đã gúp cải thiện dòng tiền vì số lượng đặt hàng tối thiểu trong nước thấp hơn.

Andrew Bishop, người sáng lập BishopSound, cho biết các lợi ích khác của việc sản xuất trong nước bao gồm khả năng sản phẩm bị sao chép thấp hơn cũng như kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn và tác động môi trường nhỏ hơn.

Theo CNBC

Lê Linh