Mở mộ cổ 2.000 tuổi, chuyên gia hoảng hồn thấy chiếc cốc 'xuyên không'

Một công nhân tình cờ phát hiện một ngôi mộ cổ từ thời Chiến Quốc (khoảng 250 TCN) tại thị trấn Bán Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Trong ngôi mộ này, có nhiều đồ tùy táng quý giá và một chiếc cốc thủy tinh. Nhìn tổng thể đơn giản, không có hoa văn trang trí, nhưng chiếc cốc này lại toát ra ánh sáng màu hổ phách, không giống với cốc thông thường.

Ban đầu, các chuyên gia cho rằng đó chỉ là một chiếc cốc hiện đại bị bỏ quên.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, họ khám phá ra rằng chiếc cốc này có niên đại hơn 2.000 năm và được làm bằng pha lê tự nhiên.

Các chuyên gia tranh luận về ba điều bí ẩn của chiếc cốc " xuyên không" này.

Thứ nhất, là cách chế tác. Làm thế nào những người thợ cổ xưa đã biến một mảnh pha lê nguyên khối thành một cốc nước?

Thứ hai, vấn đề đánh bóng. Làm thế nào chiếc cốc này vẫn nhẵn bóng sau hơn 2.000 năm?

Thứ ba, nguyên liệu. Nguyên liệu để làm chiếc cốc này có thể đã đến từ một mỏ tinh thể đã cạn kiệt hoặc từ nước ngoài.

Chiếc cốc pha lê này đã được công nhận là bảo vật quốc gia và hiện được trưng bày tại Bảo tàng Hàng Châu. Nó đã bị cấm đưa ra nước ngoài để triển lãm kể từ năm 2002.

Chiếc cốc được tìm thấy trong mộ cổ hơn 2.000 năm này là một minh chứng cho tay nghề tuyệt vời của những người thợ chế tác từ hơn 2.000 năm trước.

Xem thểm video: Giật mình cảnh tượng bên trong ngôi mộ cổ 1.400 tuổi.

Thiên Trang (TH)