Mua chứng khoán trước Tết: Cẩn trọng trước 3 'nhân tố ngược'

Mua chứng khoán trước Tết: Cẩn trọng trước 3 'nhân tố ngược'

Năm 2023, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tăng 12,2% về điểm số. Theo đánh giá của ông ty Chứng khoán SSI trong báo cáo chiến lược đầu tư tháng 1/2024 công bố mới đây, thị trường trải qua 4 giai đoạn biến động chính trong năm nhưng nhìn chung vẫn là xu hướng hồi chính của nhiều nhóm cổ phiếu chu kỳ sau năm 2022 điều chỉnh mạnh.

Cụ thể, giai đoạn 1, thị trường có xu hướng chủ đạo là đi ngang (từ ngày 1/1/2023 đến 1/6/2023), phản ánh tâm lý thận trọng trước sự phân kỳ chính sách rõ rệt giữa Việt Nam và Mỹ. Đây cũng là giai đoạn đề xuất, thảo luận và ban hành hàng loạt chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, kỳ vọng hỗ trợ nền kinh tế quay lại quỹ đạo tăng trưởng.

Giai đoạn 2, thị trường bứt phá (từ ngày 2/6/2023 đến 6/9/2023), các chính sách hỗ trợ dần thẩm thấu và FED tạm dừng nâng lãi suất.

Sang đến giai đoạn 3, thị trường điều chỉnh trở lại (từ ngày 7/9/2023 đến ngày 31/10/2023). Áp lực điều chỉnh đến từ dữ liệu kinh tế trong nước kém tích cực, biến động tăng của tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hút tiền qua kênh tín phiếu cùng áp lực bán kỹ thuật từ nhóm cổ phiếu họ Vingroup.

Bước sang giai đoạn 4, thị trường hồi phục trở lại (1/11/2023 – 29/12/2023) sau giai đoạn quá bán trên nền định giá được chiết khấu hấp dẫn.

TTCK Việt Nam năm 2023 trải qua 4 giai đoạn. Nguồn: SSI

Năm 2023 là một năm của nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ với mức độ tăng vượt trội so với thị trường chung. Với nhóm vốn hóa trung bình, chỉ số VNMID-Index tăng 32,2% trong năm 2023, được dẫn dắt chính bởi các mã DGC (tăng 68,8%), LPB (tăng 54,8%), (tăng 64,8%). Với nhóm vốn hóa nhỏ, chỉ số VNSML-Index tăng 28,9%, điểm sáng thuộc về BSI (tăng 199,3%), EVF (tăng 100%) và CTS (tăng 123,7%).

Tại nhóm trụ cột VN30, VCB (tăng 18,5%), HPG (tăng 55,3%), BID (tăng 26,7%) đóng góp nhiều nhất vào đà tăng của chỉ số chung.

Chuyên gia của SSI nhận định nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình thấp có độ bật mạnh hơn trong năm qua có thể xuất phát từ khẩu vị dòng tiền chủ đạo của nhà đầu tư cá nhân trong nước, khi nhóm cổ phiếu trung bình thấp đã có điều chỉnh mạnh hơn thị trường chung trong năm 2022.

Trong năm 2024, SSI kỳ vọng tăng trưởng GDP sẽ khởi sắc hơn (dự báo 6,0-6,5%) với sự phục hồi của thương mại, tiêu dùng và đầu tư công. Mặc dù vậy, việc tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giới, cũng như các xung đột địa chính trị gia tăng là các rủi ro cần quan sát.

Trong ngắn hạn, theo SSI, sự chú ý sẽ tập trung vào chi tiết kế hoạch hành động của Chính phủ cho năm 2024, cũng như phiên họp bất thường của Quốc hội vào giữa tháng 1/2024, có thể xem xét thông qua Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) và Luật Đất đai. Việc Chính phủ nhấn mạnh kế hoạch hành động sẽ tập trung vào tăng trưởng trong bối cảnh các cân đối vĩ mô được đảm bảo sẽ là yếu tố tích cực xuyên xuốt cho TTCK Việt Nam trong giai đoạn tới.

Công ty chứng khoán này cho rằng trong tháng giao dịch đầu tiên của năm 2024, biến động của TTCK Việt Nam sẽ nghiêng nhiều về xu hướng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân. Riêng với nhóm ngân hàng, tuy có định giá khá thấp nhưng thách thức đối với ngành vẫn còn cao trong các quý tới.

"Chúng tôi cũng lưu ý xu hướng dòng tiền trước dịp Tết nguyên đán sẽ thường có nhiều biến động mạnh, cũng như cung chốt lời khả năng sẽ diễn ra khi -Index đã hồi phục 12% từ đáy ngắn hạn hay lo ngại tỷ giá biến động có thể quay lại khi các dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây cho thấy rủi ro có thể FED không sớm giảm lãi suất như kỳ vọng. Vì vậy, nhà đầu tư vẫn nên giữ tỷ trọng cân bằng giữa cổ phiếu và tiền mặt để có dư địa tận dụng cơ hội khi biến động thị trường diễn ra", chuyên gia của SSI nêu quan điểm.

Dựa trên tín hiệu kỹ thuật, tiếp nối đà tăng trưởng đã tạo nền trước đó, SSI cho rằng chỉ số VN-Index sẽ biến động theo xu hướng chuyển động tích cực dần với mức dao động 1.125 - 1.180 điểm trong tháng 1/2024. Trường hợp kém tích cực khi VN-Index xâm phạm phạm dưới vùng 1.095 - 1.100 điểm, nhà đầu tư cần chờ đợi thị trường cân bằng để tham gia trở lại.

Thanh Long