Nga mở rộng khả năng khai thác tuyến đường biển Bắc

Mới đây, Cơ quan quản lỳ tài nguyên LB Nga Rosnedra thông báo đấu thầu năm lô khai thác dầu khí ở Khu tự trị Yamalo-Nenets vào ngày 21/9. Thông báo ghi rõ danh sách các nhà thầu sẽ được công bố vào ngày 25/8.

Nga đang chuẩn bị đấu thầu các lô dầu khí ở Khu tự trị Yamalo-Nenets, LB Nga. Nguồn: wikimedia.org

5 lô dầu khí này là Kharaegan, Khoshgortyegan, Logasyegan, Vostochno-Kharasaveysky, Vostochno-Malyginsky, có trữ lượng tốt về dầu, khí và khí ngưng tụ.

Ví như lô Vostochno-Kharasaveysky ước tính có tơi 409 tỷ mét khối khí ở loại D0. Lô dầu khí này giáp với các mỏ khí đốt, giấy phép do Gazprom và Novatek nắm giữ.

Lô Vostochno-Malyginsky có khoảng 21 triệu tấn dầu, 332 tỷ mét khối khí và 3,4 triệu tấn khí ngưng tụ, cũng giáp với các lô dầu khí đang khai thác của Gazprom và Novatek.

Với việc đấu thầu các mỏ khai thác ở rìa Bắc Cực, Nga muốn thu hút các nhà đầu tư, ngoài các dự án khổng lồ của Gazprom và Novatek tại các mỏ lớn.

Hiện nay, Moscow đang thúc đẩy phát triển tuyến đường vận tải để phục vụ cho việc khai thác các dự án năng lượng này.

Hôm 5/8, Giám đốc Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước (Rosatom) Aleksei Likhachev đã có cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin để báo cáo về những kế hoạch phát triển hạ tầng cơ sở và giao thông vận tải trên tuyến đường biển phía Bắc.

"Trên cơ sở dự án Tuyến đường biển phía Bắc, chúng tôi muốn bắt đầu phát triển một hành lang vận tải tuyệt vời, đặc biệt là vận tải bằng container" - ông Likhachev nói.

Theo vị này, phát triển việc vận chuyển container sẽ mở ra “một cấp độ kinh doanh hoàn toàn mới và vị thế kinh tế hoàn toàn mới cho Rosatom, cũng như cho đất nước chúng ta”.

Ông lập luận rằng, kế hoạch của Rosatom sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Trong những năm qua, Rosatom đã tích cực làm việc với các kế hoạch vận chuyển container trên Tuyến đường Biển Phương Bắc, và công ty con Rusatom Cargo dự định xây dựng một cảng biển mới với cơ sở hạ tầng để vận chuyển container ở Murmansk.

Theo công ty này, Nga có tiềm năng cho ít nhất 4,5 triệu container vận chuyển trên vùng biển Bắc Cực. Công ty lập luận rằng, họ sẽ phát triển dự án hành lang giao thông biển phía Bắc với hai trung tâm đầu cuối và tối đa 30 tàu container phá băng để phục vụ vận chuyển hàng hóa.

Dự án hành lang ước tính tiêu tốn 42 tỷ rúp (461 triệu euro) được lên kế hoạch đầu tư vào một bến trung chuyển nằm giữa Lavna và Belokamenka trên bờ phía tây của Vịnh Kola. Cơ sở hạ tầng mới sẽ đi vào hoạt động vào mùa hè năm 2024.

Ông Likhachev thông tin trong cuộc gặp với Tổng thống Nga rằng, Rosatom đang "tiến hành một phân tích về nhu cầu hỗ trợ phá băng sau năm 2024, sau năm 2030 và nhận thấy sự tăng trưởng rất quan trọng về nhu cầu phá băng phục vụ cho các dự án xuất khẩu dầu, khí đốt, than đá, luyện kim".

"Tất cả các dự án trên Tuyến đường biển phía Bắc đều đang phát triển, thậm chí có thể ở tốc độ cao hơn chúng tôi dự kiến" - ông Likhachev nói với Tổng thống Nga.

Rosatom hiện đang trong quá trình xây dựng một hạm đội gồm 5 tàu phá băng LK-60 (dự án 22220), cuối cùng sẽ thay thế và bổ sung cho đội tàu cũ của dự án 10520 và 10580.

Ngoài ra, việc đóng tàu Lider có khả năng mở các tuyến vận chuyển lớn qua biển băng, đang được tiến hành tại bãi Zvezda bên ngoài Vladivostok, vùng Viễn Đông của Nga. Tổng cộng có ba tàu Lider được lên kế hoạch xây dựng, chiếc đầu tiên sẽ sẵn sàng ra khơi vào năm 2027.

Với việc thông suốt tuyến đường biển Bắc sẽ giúp Nga thuận tiện trong việc phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa, quan trọng nhất là xuất khẩu dầu khí, LNG từ các mỏ ở Bắc Cực sang Thái Bình Dương và bờ Tây nước Mỹ với chi phí rẻ hơn nhiều.

Thông báo vào tháng 5 năm nay cho thấy, nhập khẩu dầu của Nga hàng ngày của Mỹ đã đạt mức cao mới, bất chấp các cuộc đàm phán gay gắt về nhiều vấn đề, bao gồm cả năng lượng. Vào tháng 3, quốc gia này đã mua dầu thô và các sản phẩm dầu của Nga với khối lượng chưa từng thấy kể từ năm 2009.

Số liệu mới nhất do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố, lượng dầu thô nhập khẩu hàng ngày của Mỹ từ Nga đạt gần 23.000 triệu thùng, tăng gần gấp đôi so với tháng trước.

Theo báo cáo, nhập khẩu dầu tổng thể trong tháng 3 đã tăng 8,288 triệu thùng/ngày, tương đương 20%. Trong khi đó, xuất khẩu dầu hàng ngày chỉ tăng nhẹ 0,2%, tương đương 7,679 triệu thùng.

Sự gia tăng xuất khẩu khiến Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ hai của nước này sau Canada, nước đã vận chuyển 139,869 triệu thùng mỗi ngày cho Mỹ qua biên giới.

Hải Lâm