'Phác họa' kinh tế toàn cầu 2024

Việt Nam được IMF dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất năm 2024

Sachs dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm 2024, cao hơn mức dự báo 2,1% của các chuyên gia kinh tế được Bloomberg thăm dò.

Bắt đầu vượt khỏi đáy

FED đã tổ chức cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2023. Cùng với quyết định giữ nguyên lãi suất, các thành viên FOMC đã đưa ra ít nhất 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024; 4 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025 và thêm 3 lần giảm lãi suất nữa vào năm 2026. Các động thái này sẽ đưa lãi suất liên bang giảm xuống từ 2% -2,25%, gần bằng với triển vọng dài hạn.

Trên cơ sở này, Golman Sachs, một trong những tổ chức dự báo kinh tế được trích dẫn tham khảo nhiều nhất năm 2023 tin rằng, nền kinh tế toàn cầu sẽ hoàn thành chỉ tiêu kỳ vọng vào năm 2024, nhờ tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ và niềm tin chu kỳ thắt chặt tiền tệ đã qua.

Theo thống kê dự báo tại các nền kinh tế lớn của CNBC, Ấn Độ đạt mức tăng trưởng 6,3%, Nhật Bản 1,5%, khu vực châu Âu 0,9%, 2,1%, Brazil 1,6%, Tây Ban Nha 1,7%, Trung Quốc 4,8%, Đức sẽ vượt qua ngưỡng âm 0,1% của năm 2023 lên 0,6% trong năm 2024.

Goldman Sachs còn cho biết Mỹ dự kiến sẽ lại vượt xa các nền kinh tế phát triển khác với mức tăng trưởng ước tính là 2,1% trong năm 2024. Ông Jan Hatzius, Chuyên gia kinh tế trưởng của Golman Sachs tiết lộ, xác xuất thoái ở Mỹ hiện chỉ là 15% trên cơ sở lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ.

Cả khu vực đồng Euro và Vương quốc Anh dự kiến sẽ có sự tăng tốc đáng kể về tăng trưởng thu nhập thực tế - lên khoảng 2% vào cuối năm 2024 - khi cú sốc năng lượng từ chiến sự Nga - Ukraine giảm dần. Hoạt động sản xuất sẽ phục hồi phần nào vào năm 2024, đặc biệt là khi mô hình chi tiêu bình thường hóa, hoạt động sản xuất sử dụng nhiều khí đốt ở châu Âu chạm đáy và tỷ lệ hàng tồn kho trên GDP ổn định.

Một dự báo đến năm 2025 tại các nền kinh tế chủ chốt do Golman Sachs thực hiện cũng cho thấy, kinh tế toàn cầu đang vật lộn vượt khỏi đáy và đi ngang sau năm 2024, dữ liệu ghi nhận tăng trưởng nhiều hơn suy thoái. Tuy nhiên, mức tăng chưa mạnh do “sức khỏe” yếu sau thời gian dài “bạo bệnh”.

Theo Goldman Sachs, lạm phát sẽ giảm mạnh tại 10 nền kinh tế lớn nhất, chỉ số lạm phát cơ bản sẽ giảm từ mức 3% hiện nay xuống mức trung bình 2 - 2,5%, trừ Nhật Bản.

Kinh tế Việt Nam ra sao?

Kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào bên ngoài với tổng kim ngạch thương mại năm 2022 hơn 730 tỷ USD, gần gấp đôi GDP cùng năm là hơn 408 tỷ USD. Do đó, những tín hiệu phục hồi kinh tế thế giới sẽ tác động tích cực kinh tế Việt Nam.

Nhiều dự báo cho thấy kinh tế Việt Nam được đánh giá tăng trưởng liên tục, đạt 5,5% trong năm 2024 và 6% vào năm 2025, nhờ hoạt động sản xuất phục hồi mạnh mẽ; tiêu dùng trong nước được kích thích; thị trường bất động sản khả quan; và sự trỗi dậy trong lĩnh vực đầu tư tư nhân.

Việt Nam sẽ hưởng lợi từ môi trường tài chính tiền tệ toàn cầu dần trở nên nới lỏng hơn trong năm 2024. Ở trong nước, dù khó giảm thêm lãi suất điều hành trong bối cảnh lạm phát còn diễn biến khó lường, nhưng các ngân hàng thương mại có thể sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Điều này cùng với sự “ấm” lên của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, sẽ tạo nguồn cung vốn tích cực hơn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hàng loạt động thái chính trị, ngoại giao được thực hiện trong năm 2023 sẽ là tiền đề cực kỳ hữu dụng hỗ trợ phát triển kinh tế, đặc biệt với xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, đó là: Nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, Nhật Bản - nhấn mạnh trọng tâm hợp tác là thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ.

Ngoài ra, trong năm 2023 Việt Nam có thêm một FTA với Israel, mở ra con đường giao thương với khu vực Trung Đông. Cùng với các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới giúp đa dạng hóa đối tác thương mại, đầu tư.

Trong một bài phân tích địa chính trị - kinh tế của hồi tháng 11/2023, Việt Nam được nhắc đến là 1 trong 5 cứ điểm mới của chuỗi cung ứng toàn cầu. Chuỗi cung ứng mới sẽ hình thành song song với chu kỳ phục hồi kinh tế toàn cầu trong một vài năm tới.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2023 đạt 619,17 tỷ USD. Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo Diễn đàn doanh nghiệp