Thế giới nhìn lại sau 2 năm nổ ra xung đột Nga - Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine khiến nạn thiếu lương thực ở châu Phi căng thẳng hơn

Một năm sóng gió với kinh tế toàn cầu

Năm 2023 tiếp tục là một năm nhiều sóng gió và khó khăn của kinh tế thế giới khi phải đối mặt với một loạt thách thức, từ sụt giảm tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nợ xấu gia tăng, kim ngạch thương mại - đầu tư ảm đạm, cho tới những hệ lụy không mong muốn của bất ổn địa chính trị, đặc biệt là cuộc xung đột - Ukraine.

Càng về cuối năm 2023, hầu hết đánh giá của các tổ chức quốc tế về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đều được điều chỉnh theo hướng giảm so với trước. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định, kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng trưởng 2,9%, điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9-2023 và thấp hơn mức tăng 3,3% năm 2022. Còn theo tính toán của Fitch Ratings, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 chỉ ở mức 2,9%. ân hàng Thế giới (WB) nhận định tăng trưởng toàn cầu đạt 2,1% năm 2023, thấp hơn mức tăng 3,1% năm 2022...

Cùng với xung đột Nga - , những biện pháp trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây đối với Nga không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của Nga và Ukraine, mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Theo tạp chí The Fortune (Mỹ) tháng 10-2022, cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 2.800 tỷ USD dưới nhiều dạng: lạm phát, giá nhiên liệu và lương thực tăng, đứt gãy chuỗi cung ứng, ngành du lịch tê liệt và nhiều hệ lụy khác.

Theo con số thống kê, kim ngạch thương mại toàn cầu năm 2023 chỉ đạt xấp xỉ 30,7 nghìn tỷ USD, thấp hơn gần 2 nghìn tỷ so với năm 2022. Thị trường trái phiếu thế giới chứng kiến một năm nhiều sóng gió, khi hàng nghìn tỷ USD trị giá trái phiếu bị “thổi bay” do mất giá. Nhiều chuyên gia đánh giá, cuộc xung đột chính là một trong những nguyên nhân cơ bản cản trở tiến trình phục hồi kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19. Chiến sự ở Ukraine cũng gây ra sức ép, dẫn tới lạm phát tăng phi mã ở hầu hết các nền kinh tế. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), lạm phát trong năm 2023 vẫn ở mức cao và là nỗi ám ảnh với kinh tế toàn cầu. Tính đến tháng 12-2023, ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã phải tăng lãi suất 37 lần với hơn 1.175 điểm cơ bản để chống lạm phát.

Đặc biệt, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng về giá cả, an ninh năng lượng, an ninh lương thực... mà nhân loại đang phải đối mặt. Theo , cuộc xung đột ở Ukraine đã dẫn tới “cú sốc năng lượng mang tính lịch sử” đối với thị trường. Trước khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai toàn cầu trong khi Liên minh châu Âu (EU) là khách hàng đặc biệt lớn của Nga. Các lệnh trừng phạt mạnh mẽ đối với Nga sau khi xung đột nổ ra, trong đó có thỏa thuận cấm tới 90% lượng dầu nhập khẩu, quyết định áp giá trần với dầu thô nhập khẩu của Nga, đã khiến EU phải tìm tới các nguồn cung thay thế trong khi thế giới chưa có sự chuẩn bị nào cho điều này, dẫn tới giá khí đốt tự nhiên và giá dầu thô trên thế giới bị đẩy lên mức kỷ lục.

Nga và Ukraine còn là những nước sản xuất ngũ cốc hàng đầu của thế giới, chiếm khoảng 30% sản lượng lúa mì và 17% sản lượng ngô xuất khẩu, 32% lúa mạch và 75% dầu hướng dương trên toàn cầu. Do xung đột và cấm vận của phương Tây với Nga, nguồn cung từ 2 nhà cung cấp hàng đầu thế giới bị suy giảm, đặc biệt từ Ukraine. Trong khi đó, do Covid-19 cùng khủng hoảng kinh tế, chỉ trong 3 năm (2020-2023), 75 triệu người dân trên thế giới rơi vào cảnh nghèo cùng cực, với mức thu nhập chưa đến 2,15 USD/ngày. Triển vọng sẽ có thêm 90 triệu người bị đẩy xuống ngưỡng nghèo với mức thu nhập dưới 3,65 USD/ngày. Điều này dẫn tới thực trạng mà theo như cảnh báo của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc, có đến 783 triệu người đi ngủ với bụng đói mỗi đêm trong bối cảnh nhu cầu cứu trợ lương thực không ngừng gia tăng.

Thế giới đang ngày càng chia rẽ

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào tháng 2-2022, phương Tây đã áp đặt khoảng 17.500 lệnh cấm vận, trừng phạt đối với Nga. Trước cột mốc 2 năm cuộc xung đột nổ ra, một “Cơn mưa trừng phạt” nữa lại được Mỹ và ên minh châu Âu (EU) tung ra. Theo Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo, Mỹ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hơn 500 mục tiêu và cho rằng, động thái này được thực hiện cùng với sự hợp tác của các quốc gia khác, sẽ nhắm vào tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga và các công ty ở các nước thứ 3 tạo điều kiện cho Nga tiếp cận hàng hóa mà họ muốn. EU thì thông qua gói trừng phạt thứ 13 chống lại Nga, nhắm vào 106 cá nhân và 88 thực thể, chủ yếu trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng và tư pháp.

Những biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga và các biện pháp trừng phạt trả đũa của Nga đã và đang tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, từ giá nhiên liệu, năng lượng, lương thực, cho đến lạm phát, chuỗi cung ứng, thị trường tài chính… Đặc biệt, căng thẳng địa chính trị, các lệnh trừng phạt, hạn chế thương mại… đang khiến thế giới chia rẽ ngày càng nhiều. Mới đây, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã lên tiếng cảnh báo rằng, hai năm sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang phân chia thành hai khối riêng biệt và các quy tắc đa phương đã củng cố thương mại trong gần 30 năm đang bị đe dọa.

Theo WTO, Mỹ, Trung Quốc và các đồng minh của hai bên đang ngày một tách rời nhau. Có thể hai bên sẽ tham gia vào một cuộc chiến thương mại lưỡng cực và mỗi khối sẽ đặt ra các quy tắc riêng, bỏ qua các thỏa thuận đa phương. Nhà kinh tế trưởng của WTO Ralph Ossa cho biết: “Nếu chia thế giới thành hai khối địa chính trị giả định dựa trên mô hình bỏ phiếu hoặc hành vi bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, bạn sẽ thấy kể từ khi xung đột tại Ukraine nổ ra, thương mại giữa các khối đang tăng chậm hơn từ 4% đến 6% so với thương mại trong các khối giả định này. Dù chưa thấy bất kỳ sự mất cân bằng trên diện rộng nào diễn ra, nhưng những dấu hiệu đầu tiên của sự phân mảnh đã xuất hiện. Tác động kinh tế của sự phân mảnh này sẽ khá nghiêm trọng. Trong trường hợp xấu nhất là thế giới thực sự chia thành hai khối địa chính trị, chúng tôi ước tính rằng, trung bình, thu nhập thực tế sẽ giảm 5%”.

Trước mắt, tác động tiêu cực từ diễn biến xấu trên đã có thể cảm nhận. Ông Ayhan Kose, Phó kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới (WB) cho biết: “Kỷ nguyên hội nhập đó về cơ bản đã biến mất. Giờ đây, chúng ta có một kỷ nguyên mới với đặc điểm là các nước không muốn ký kết thỏa thuận thương mại đa phương rộng lớn. Bên cạnh đó, số lượng các hạn chế thương mại trên toàn thế giới đang tăng vọt”.

Số liệu thống kê của Tổ chức giám sát thương mại toàn cầu (GTA), có trụ sở tại Thụy Sĩ, chỉ ra ra rằng, kể từ đầu năm 2020, thế giới chứng kiến hàng loạt biện pháp bóp méo thương mại, từ kế hoạch tăng thuế xuất khẩu đậu nành của Argentina đến động thái tăng thuế nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ cũng như chính sách trợ cấp của Washington dành cho các công ty đưa chuỗi cung ứng chíp về Mỹ. Theo GTA, sự gia tăng trợ cấp tương tự cũng diễn ra trong các lĩnh vực khác như thực phẩm, thuốc men và chuỗi giá trị toàn cầu. Dữ liệu của tổ chức này cho thấy, không chỉ số lượng các biện pháp trợ cấp gia tăng, mà còn số lượng nước thực hiện chúng cũng tăng.