VNDirect lãi cao nhất ngành chứng khoán quý 4 nhờ bán bớt trái phiếu

VNDirect thế chỗ TCBS trở thành quán quân lợi nhuận ngành trong quý 4.

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các công ty chứng khoán đã công bố kết quả kinh doanh quý 4/2023. Trong đó, ngôi vị quán quân lợi nhuận thuộc về Chứng khoán (mã VND) với mức lãi trước thuế 991 tỷ đồng, tăng đột biến gấp hơn 116 lần quý 4/2022.

Từ quý 4/2023, VNDiret thay đổi mô hình công ty từ có công ty con sang không có công ty con và đơn vị kế toán trực thuộc. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ công bố báo cáo tài chính riêng.

Theo báo cáo tài chính, trong quý 4, doanh thu hoạt động của VND đạt 1.932 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) của VND giảm 9% so với cùng kỳ 2022, đạt 1.147 tỷ đồng.

Sự sụt giảm chủ yếu đến từ cổ tức, lãi phát sinh từ FVTPL giảm từ gần 397 tỷ xuống còn hơn 87 tỷ đồng. Ngược lại, lãi bán FVTPL tăng gần 40% so với cùng kỳ 2022 lên gần 655 tỷ đồng, chủ yếu nhờ bán trái phiếu và chứng khoán chưa niêm yết.

Lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) đạt 137 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi cùng kỳ 2022. Hoạt động cho vay lại không mấy khởi sắc với lãi từ cho vay và phải thu giảm 19% xuống mức 273 tỷ đồng. Hoạt động môi giới mang về 217 tỷ đồng, tăng nhẹ 5%.

Điểm mấu chốt giúp lợi nhuận công ty tăng vọt là lỗ từ FVTPL giảm đến gần 70% so với cùng kỳ 2022, xuống còn 347 tỷ đồng. Sự sụt giảm chủ yếu đến từ lỗ bán trái phiếu và chứng khoán chưa niêm yết giảm mạnh, từ hơn 804 tỷ đồng quý 4/2022 xuống còn gần 350 tỷ đồng. Như vậy, VNDirect lãi thuần từ tự doanh 800 tỷ đồng, gấp 6,5 lần cùng kỳ năm trước.

Lũy kế cả năm 2023, VNDirect ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 6.562 tỷ đồng, giảm 6% so với 2022. Lợi nhuận trước thuế tăng 44% lên mức 2.482 tỷ đồng. Lãi ròng đạt 2.018 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ.

Thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của VNDirect đạt hơn 41.700 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trong đó, danh mục tự doanh của có giá gốc hơn 16.600 tỷ đồng, giảm 2.000 tỷ so với cuối quý 3. Sự sụt giảm chủ yếu đến từ khoản trái phiếu chưa niêm yết (1.880 tỷ đồng) và chứng chỉ tiền gửi (1.065 tỷ đồng). Ngược lại, giá trị cổ phiếu và chứng chỉ quỹ chưa niêm yết lại tăng gần 500 tỷ so với cuối quý 3, lên hơn 1.100 tỷ đồng.

Trong danh mục cổ phiếu niêm yết, VNDirect đang nắm giữ giá trị lớn nhất (giá gốc 455 tỷ đồng), HSG (326 tỷ đồng), ACB (63 tỷ đồng). Đáng chú ý, khoản đầu tư vào Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã không còn trong danh mục. Trước đó, vào đầu tháng 12/2023, VNDirect mua thêm gần 2,9 triệu cổ phiếu PTI để nâng tỷ lệ sở hữu lên 20% qua đó đưa Bảo hiểm Bưu điện trở thành công ty liên kết.

Phạm Ngọc