Bà Phạm Khánh Phong Lan: 'Sạp nào bán hàng Trung Quốc thì ghi Trung Quốc, không lẫn lộn'

Bà ạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM khẳng định như trên về hoạt động mua bán nông sản tại các chợ đầu mối trên địa bàn TP.HCM.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM - Ảnh: PV

Đề cập đến công tác kết nối các doanh nghiệp sản xuất, sơ chế với doanh nghiệp tiêu thụ, phân phối sản phẩm tại .HCM trong năm 2023, bà Lan nhấn mạnh dù hiện nay các siêu thị, doanh nghiệp lớn tại TP.HCM đã làm thay cho cả cơ quan quản lý nhà nước bằng việc giám sát, kiểm soát chất lượng tại chỗ đối với việc trồng trọt, thu hái và chăn nuôi tại các tỉnh thành khác, nhưng vẫn chưa thể an tâm 100% thực phẩm đưa vào TP tiêu thụ đạt chất lượng.

Theo bà Lan, hiện nay TP.HCM không có điều kiện sản xuất nông sản do không còn đất để sản xuất, nên nguồn thực phẩm phần lớn phụ thuộc vào các tỉnh thành khác. Vì vậy, việc giám sát chất lượng sản phẩm từ khâu trồng trọt, thu hái, chăn nuôi từ các tỉnh là cực kỳ quan trọng.

Chỉ tính riêng Lâm Đồng - một trong những địa phương cung ứng nguồn nông sản lớn cho TP.HCM - đã có đến 70 cơ sở sản xuất, sơ chế rau củ quả, trong đó có 25 cơ sở được cấp chứng nhận “chuỗi thực phẩm an toàn”. Các cơ sở này mỗi năm cung ứng trên 38.000 tấn rau củ quả; hơn 1.000 tấn trái cây và hơn 60 tấn trà.

Các mặt hàng rau củ quả, trái cây chủ yếu được đưa đến tập trung tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức. Tại đây, tất cả các sản phẩm, nông sản đều được kiểm soát bởi Ban Quản lý an toàn thực phẩm và các lực lượng khác nên chất lượng hàng hóa luôn đảm bảo.

Bà Lan khẳng định, tại các chợ đầu mối, sạp nào bán hàng Quốc thì ghi Trung Quốc, sạp nào bán hàng Đà Lạt thì ghi Đà Lạt. Cái nào ra cái đó, không có sự lẫn lộn. Tuy nhiên, khi đưa hàng về các chợ truyền thống, liệu có sự nhập nhằng hay không thì không biết. Đây là điều rất cần dấu hiệu để nhận biết.

“Hiện nay các cơ quan chức năng chỉ có thể kiểm nghiệm được nông sản đó có chứa chất độc hại hay không, có an toàn hay không; còn nông sản đó có nguồn gốc xuất xứ từ đâu thì phải phân tích. Điều này là rất khó, tốn kém và cũng khó có thể làm được”, bà Lan cho biết.

Tuy nhiên, bà Lan cho rằng để bảo đảm thực phẩm sạch, đạt chất lượng thì không phải đợi hàng về mới kiểm tra, kiểm nghiệm mà phải thực hiện từ khâu sản xuất ban đầu.

“Thành phố có rất nhiều đòi hỏi về tiêu chí của nông sản, vì vậy TP cần gì thì có thể đặt hàng cho các tỉnh. Chúng ta phải xây dựng tiêu chí nông sản như thế nào để được tiêu thụ tại TP”, bà Lan nói.

Hiện nay các siêu thị, doanh nghiệp lớn tại TP đã làm thay cho các cơ quan quản lý nhà nước bằng cách giám sát, kiểm soát chất lượng tại chỗ đối với việc nuôi trồng, thu hái hoặc ký kết với các cơ sở sản xuất, sơ chế rau củ quả để cung ứng cho đơn vị. Dù vậy, theo bà Lan, đến nay vẫn chưa thể an tâm 100% thực phẩm đưa vào TP tiêu thụ đạt chất lượng. “Chúng tôi kỳ vọng rất nhiều vào hệ thống Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh”, bà Lan cho biết thêm.

Bà Lan mong muốn làm thế nào để các doanh nghiệp sản xuất, sơ chế đến các doanh nghiệp tiêu thụ, phân phối sản phẩm tại TP.HCM biết đến chương trình kết nối này để tham gia. Từ đó cơ quan chức năng có thể hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển hơn.

Hồ Quang