Chứng khoán 8/5: Đơn hàng xuất khẩu tăng, cổ phiếu sản xuất nổi sóng

Thống kê của Bộ Công Thương mới đây cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2024 tăng hơn 10% so với cùng kỳ ở cả 3 nhóm ngành nông sản, công nghiệp chế biến, chế tạo đều tăng mạnh. Trong đó riêng hàng dệt và may mặc tăng 6,3%. Sau tin tốt này, hàng loạt cổ phiếu liên quan đến ngành dệt may tăng kịch trần, có thể kể đến , STK, MSH… ngoài ra các cổ phiếu còn lại trong ngành cũng kết phiên trong sắc xanh.

Đáng chú ý, cổ phiếu Vinatex VGT ghi nhận tang cao nhất trong 18 tháng. Chốt phiên 8/5, giá cổ phiếu VGT tăng kịch trần hơn 14% lên mức 14,900 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh trên 7,2 triệu cp, hơn gấp 14 lần thanh khoản bình quân từ đầu năm chưa đầy 500 ngàn cp/phiên. Dư bán hơn 3 triệu cổ phiếu. Trước đó, phiên 7/5, khối lượng khớp lệnh VGT cũng tăng đột biến lên gần 4 triệu cp.

Sự chú ý của giới đầu tư có thể xuất phát từ việc cổ phiếu ngành dệt may đang được đánh giá là một trong những nhóm triển vọng tích cực trong năm 2024 nhờ đơn hàng hồi phục mạnh. Trên nền tảng đơn hàng tăng, kết quả kinh doanh nhóm dệt may cũng được kỳ vọng khả quan. Tuy vậy, thực tế trong quý 1/2024, VGT ghi nhận doanh thu thuần giảm 6% so với cùng kỳ, về dưới 4 ngàn tỷ đồng. Vinatex cho biết ngành dệt may dù có dấu hiệu phục hồi trong quý đầu năm về đơn hàng nhưng đơn giá thấp, dư địa tăng giá không nhiều, trong khi nền chi phí 2024 cao hơn do bất ổn địa chính trị, căng thẳng Biển Đỏ.

Quay trở lại với diễn biến của thị trường, sau khi giằng co quanh mốc tham chiếu, kết phiên hôm nay 8/5, -Index tang 1,83 điểm lên 1.250 điểm, tương đương 0,15%.

Toàn thị trường hôm nay có 407 mã tăng, 345 mã giảm.

tiếp tục là cổ phiếu hoạt động tích cực nhất thị trường khi đóng góp gần 0,8 điểm với mức tang 1,82%. Đà tang của HPG đã nâng vốn hóa của HPG lên 178 nghìn tỷ, vượt qua VHM và GAS lọt vào top 3 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sàn.

GAS và PLX cũng là 2 cổ phiếu diễn biến tích cực, đóng góp 0,62 và 0,41 điểm vào chỉ số chung.

Ở chiều ngược lại, VPB, NVL và HVN lại trở thành 3 cổ phiếu tiêu cực nhất phiên, lần lượt lấy đi của VN-Index 0,47 – 0,44 và 0,39 điểm.

Về cổ phiếu NVL, thông tin Công an TP.HCM yêu cầu Novaland cung cấp hồ sơ dự án Aqua City khiến nhà đầu tư lo ngại và đẩy mạnh bán tháo khiến NVL bị giảm sàn 7% xuống còn 13.600 đồng.

Thanh khoản cải thiện đạt hơn 26 nghìn tỷ trên cả 3 sàn. Tuy nhiên sau khi mua ròng 3 phiên, khối ngoại bất ngờ quay xe bán ròng hơn 1,2 tỷ đồng trên cả 3 sàn, trong đó, VHM bị xả ròng đột biến hơn 917 tỷ đồng, tiếp đó là TCB bị xả 218 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, tiếp tục được khối ngoại ưu ái mua ròng 82 tỷ đồng, MWG được mua 67 tỷ đồng, TCH 55 tỷ đồng.

Hương Trang