Hạ viện Mỹ bất ngờ thông qua 3 dự luật tài chính liên quan Trung Quốc

Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung Quốc tại San Francisco được cho là đã chỉ ra phương hướng phát triển quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước.(Nguồn: Handelsblatt)

Dự luật đầu tiên, do nghị sĩ Young Kim thuộc đảng Cộng hòa ở bang California bảo trợ, ủng hộ việc đưa Đài Loan trở thành thành viên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Dự luật thứ 2, do nghị sĩ đảng Cộng hòa Frank Lucas bang Oklahoma đề xuất, yêu cầu các cơ quan quản lý loại Quốc khỏi các tổ chức ngân hàng, nếu Tổng thống Mỹ thông báo cho Quốc hội nước này về các mối đe dọa đối với Đài Loan sau các hành động của Bắc Kinh.

Dự luật thứ 3, do nghị sĩ đảng Cộng hòa Dan Meuser bang Pennsylvania đưa ra, yêu cầu ộ Tài chính Mỹ hối thúc Bắc Kinh minh bạch hơn về tỷ giá hối đoái tại IMF.

Hai dự luật đầu tiên đã được Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát thông qua dưới hình thức bỏ phiếu trực tiếp, trong khi dự luật thứ 3 cũng được bỏ phiếu thông qua với tỷ lệ 379 phiếu thuận - 1 phiếu chống.

Các dự luật này phải được toàn bộ Thượng viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát thông qua trước khi được Tổng thống Joe Biden ký thành luật.

Đây là một diễn biến bất ngờ trong quan hệ kinh tế Mỹ-Trung Quốc, khi chỉ mới đây, ngày 11/1, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc ra thông báo cho biết, Bộ trưởng Vương Văn Đào và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc điện đàm, trong đó hai bên nhất trí thực hiện những điểm vốn đạt được giữa lãnh đạo hai nước liên quan đến thương mại và kinh tế.

Tân Hoa xã dẫn thông báo của bộ trên cho biết, ông Vương Văn Đào và bà Raimondo đã có cuộc trao đổi sâu sắc và thực tế về các vấn đề kinh tế và thương mại cùng quan tâm, trong đó tập trung vào việc thực hiện sự đồng thuận quan trọng mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh bền lề Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), tại thành phố San Francisco thuộc bang California, Mỹ hồi tháng 11 năm ngoái. Trong đó đã chỉ ra phương hướng phát triển quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước và cơ chế liên lạc giữa hai bộ thương mại sẽ đóng vai trò tích cực trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác.

(theo SCMP, THX)

Chu Văn