Hàn Quốc phát triển công nghệ 'nhãn thông minh' đối phó hàng giả

Ảnh minh họa công nghệ khắc lazer lên bề mặt vỏ trái cây. Ảnh: Domino

Một nhóm nghiên cứu tại àn Quốc đã phát triển thành công công nghệ in nhãn mới nhằm ngăn chặn tình trạng giả mạo và làm giả thông tin bằng cách khắc lên bề mặt thay vì sử dụng nhãn dán keo dính truyền thống.

Giáo sư Rho Junsuk của Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSHTECH) đã dẫn đầu đội ngũ nghiên cứu phát triển thành công kỹ thuật “nhãn khắc thông minh” chống àng giả trong thời gian vừa qua. Kết quả của cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature Food ngày 25/4, nhận định công nghệ này thân thiện với môi trường và có thể thực hiện dựa trên vật liệu siêu vi (hay còn có tên gọi khác là metamaterials).

Metamaterials là các vật liệu được kỹ thuật hóa nhân tạo mà không có trong môi trường tự nhiên. Các nhãn dán thực phẩm truyền thống, thường thấy ở dạng nhãn in mực đơn giản, sẽ dễ dàng bị lấy cắp, sao chép hoặc làm giả các thông tin như xuất xứ hay chi tiết thành phần nguyên liệu. Thêm nữa, những nhãn dán này cũng là một trong những nhân tố gây ra rác thải, keo dính mặt sau nhãn có thể gây cản trở quá trình tái chế của các sản phẩm nhựa hoặc thủy tinh.

Đội ngũ của ông Rho đã nghiên cứu kỹ thuật tạo ra một bề mặt siêu vi cấu tạo từ các cấu trúc siêu nhỏ với độ dày chỉ khoảng 300 nanomets, tan được trong nước và không có hại đối với con người. Bề mặt siêu vi trên có thể in trực tiếp lên trái cây hoặc thùng nhựa dưới dạng mã QR.

Nhóm nghiên cứu cũng giải thích thêm rằng công nghệ nhãn khắc không thể sở hữu màu sắc sống động như nhãn in. Tuy nhiên kỹ thuật này lại cho phép khắc các ký tự nhỏ hơn kích thước thước siêu vi được sử dụng trên tiền giấy nhằm ngăn chặn việc làm giả.

Màu sắc của nhãn khắc có được từ sự phản chiếu ánh sáng khúc xạ khác nhau và do các cấu trúc khác nhau cùng tạo nên hình khắc.

Đội ngũ cũng tiết lộ là khi tiếp xúc với độ ẩm cao trong khoảng thời gian dài, màu sắc của nhãn cũng sẽ phai màu, cho phép người sử dụng có thể tận dụng làm dấu hiệu nhận biết để phát hiện thực phẩm quá hạn.

Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và truyền thông Hàn Quốc cho biết sẽ hợp tác với các bộ ngành liên quan khác như là Bộ Môi trường hay Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn, để hỗ trợ việc thương mại hóa phát minh sáng tạo này.

Ông Rho biểu lộ sự hào hứng của bản thân về kết quả của dự án: “Thông qua sự hội tụ của quang học, công nghệ Nano và các vật liệu, chúng tôi đã phát triển giải pháp đối phó với tình trạng tem giả vật lý. Nghiên cứu của chúng tôi áp dụng được trên nhiều bề mặt vật liệu bao gồm hoa quả, hải sản, nhựa và thủy tinh.”

Hoàng Linh