Hội nghị An ninh Munich: Các công ty công nghệ hợp lực chống tin giả do AI tạo ra

Biểu tượng chatbot ChatGPT của Công ty OpenAl. Ảnh: AFP/TTXVN

* sửa đổi chiến lược AI theo tình hình mới

Trong bối cảnh lo ngại về nguy cơ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thao túng các cuộc bầu cử, một nhóm gồm 20 công ty công nghệ hàng đầu thế giới đã ký kết một hiệp định nhằm ngăn chặn các nội dung giả mạo về chính trị do AI tạo ra.

Hiệp định trên được vừa công bố tại Hội nghị An ninh Munich (Đức), có sự tham gia của nhiều tên tuổi lớn như Meta, X, Google, , Microsoft, TikTok, Snap, Adobe, LinkedIn, Amazon và IBM...

Theo thỏa thuận, các bên liên quan sẽ đưa ra giải pháp để phát hiện, gắn nhãn, kiểm soát hình ảnh, video và âm thanh do AI tạo ra nhằm đánh lừa cử tri. Nội dung do AI tạo ra có thể được chèn watermark hoặc gắn thẻ ngay từ dữ liệu nguồn, mặc dù các công ty công nghệ thừa nhận rằng "tất cả các giải pháp như vậy đều có những hạn chế".

Hiện Meta, Google và OpenAI đã nhất trí sử dụng một tiêu chuẩn watermark chung cho những hình ảnh do các ứng dụng AI tạo ra, chẳng hạn như của OpenAI, Copilot của Microsoft hoặc Gemini của Google (trước đây là Bard).

Ông Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta cho rằng nỗ lực chống tin giả liên quan bầu cử cần có sự đồng lòng chung tay của tất cả các bên, bao gồm cả các nhà phát triển AI cũng như những người dùng thông thường. Theo ông, "việc 20 công ty đăng ký tham gia chương trình này sẽ có tác động rất lớn”.

Hiệp định trên được công bố trong bối cảnh quan ngại về nguy cơ AI can thiệp các cuộc bầu cử đang ngày càng gia tăng, khi hơn 30% dân số thế giới sẽ đi bỏ phiếu trong năm 2024. Các công ty công nghệ đang cùng nhau đối mặt thách thức, với hy vọng rằng sự hợp tác này sẽ đóng góp vào việc giữ gìn tính minh bạch và công bằng trong quá trình bầu cử toàn cầu.

* Tổng thống LB Nga Vladimir Putin vừa ký ban hành sắc lệnh sửa đổi Chiến lược quốc gia về phát triển AI đến năm 2030.

Các sửa đổi này được thể hiện trong gần 40 trang văn bản luật, liên quan đến những thách thức mới trong lĩnh vực AI. Theo sắc lệnh, dự án liên bang “Trí tuệ nhân tạo” với mức đầu tư 36,3 tỉ ruble (390 triệu USD) sẽ được đưa vào dự án quốc gia về phát triển nền kinh tế dữ liệu đến năm 2030.

Chiến lược mới chỉ ra những khó khăn trong phát triển AI tại Nga, như thiếu năng lực tính toán, trình độ còn thấp của các giải pháp trong nước trong lĩnh vực AI, thiếu chuyên gia có trình độ cao và các phát minh khoa học trong lĩnh vực AI, mức độ triển khai công nghệ AI trong hành chính công còn thấp, các rào cản pháp lý, nhu cầu đảm bảo bảo vệ thông tin cá nhân khi tạo và đào tạo các mô hình AI.

Chiến lược cũng nhắc tới các hạn chế trong tiếp cận công nghệ AI do sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía các quốc gia mà Nga gọi là “không thân thiện”, cũng như các rào cản quốc tế đối với ngành AI tại Nga.

Chiến lược cập nhật các nguyên tắc cơ bản để phát triển và sử dụng công nghệ AI, bao gồm tính minh bạch và tính chất có thể giải thích, quyền truy cập không phân biệt đối xử của người dùng vào thông tin về thuật toán.

Theo Chiến lược mới, lượng dịch vụ sáng chế và triển khai các giải pháp trong lĩnh vực AI sẽ tăng từ mức 12 tỉ ruble trong năm 2022 lên ít nhất 60 tỉ ruble (650 triệu USD) năm 2030. Các trường đại học có đào tạo chuyên ngành AI sẽ tăng số sinh viên tốt nghiệp từ 3.000 lên 15.500 người một năm.

Sắc lệnh yêu cầu rõ mức độ tin cậy của công dân vào công nghệ AI sẽ phải đạt ít nhất 80% vào năm 2030 so với 55% của năm 2022. Tỉ lệ các ngành kinh tế sẵn sàng triển khai AI sẽ tăng từ 12% lên 95% vào năm 2030.

Hồi cuối năm 2023, trợ lý tổng thống Nga Maksim Oreshkin tuyên bố 16% các cơ sở y tế của Nga đã triển khai các giải pháp AI. Chiến lược “Về phát triển công nghệ AI tại LB Nga” được Tổng thống V.Putin ký ban hành từ năm 2019.

T.LÊ (tổng hợp từ TTXVN/Báo Tin tức)