Niềm tin mới, thắng lợi mới

Trang trí tại hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Thanh Hải

Chẳng cần phải đến những chợ hoa Hàng Lược hay Quảng Bá mà ta vẫn cảm nhận được sắc Xuân đang tràn ngập trên khắp các phố phường, nẻo đường của Thủ đô. Trong tiết trời Xuân mờ sương và mưa phùn lắc rắc, những sắc đỏ, sắc hồng của câu đối, đèn lồng, phong bao lì xì đã làm cho khu phố Hàng Mã rộn ràng, náo nức hơn. Ở Hồ Gươm hoặc quảng trường Ba Đình, mấy cô thiếu nữ duyên dáng trong tà áo dài, bước xuống phố để ghi lại những khoảnh khắc tươi đẹp của thanh xuân.

Xung quanh Hồ Tây, các tiểu thương đang bày biện ngăn ngắn, chăm chút cho từng bông đào xinh xắn, chậu quất nhỏ vàng ươm, rồi vẫy tay tươi cười chào đón các vị khách đến xem cây. Các khu chợ dân sinh như Thành Công vốn đông đúc hằng ngày, dường như lại càng náo nhiệt hơn bởi không khí mua sắm trong dịp cận ết.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, chúc Tết, tặng quà gia đình thương binh Phạm Thế Kỷ, ở thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín. Ảnh: Thịnh An

Ở à Nội, đến Tết, nhà ai cũng phải có một cành đào, cây quất hay cặp đỗ quyên đỏ rực, chậu cúc vàng tươi để vui nhà vui cửa. Ai cầu kỳ hơn còn tỉa bát thủy tiên thơm ngát hay tìm sắm bằng được cây đào thất thốn. Dường như ai cũng muốn chuẩn bị cho một cái Tết ấm áp, đủ đầy để hy vọng có nhiều may mắn, lộc tài, thuận lợi trong năm tới.

Nhìn lại, trong bối cảnh đầy khó khăn và thách thức, kinh tế Thủ đô năm 2023 đạt mức tăng trưởng khá, hoàn thành thắng lợi những chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP năm 2023 tăng 6,27% so với năm 2022, cao hơn bình quân chung cả nước. Quy mô GRDP Hà Nôịnăm 2023 là 1.297.000 tỷ đồng (tăng hơn 100.000 tỷ đồng), tương đương 54,2 tỷ USD (tăng 2,8 tỷ USD). Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn TP năm 2023 là hơn 405.000 tỷ đồng, đạt 114,8% dự toán, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh tình hình thế giới biến động khó lường, kinh tế suy thoái, cả hệ thống chính trị TP đã tranh thủ mọi thời cơ để làm được những việc lớn, quan trọng, có tính chất định hướng dài hạn cho sự phát triển của Thủ đô chỉ trong hơn một năm.

Nhìn cụ thể hơn, Hà Nội cũng ngày càng đẹp bởi những hàng cây mới được trồng, công viên được cải tạo, hè phố được chỉnh trang thành những tuyến phố văn minh đô thị. Hà Nội cũng đẹp hơn khi ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân đang thay đổi tích cực. Một Hà Nội xanh, TP đáng sống đang được các cấp lãnh đạo, quản lý cho đến người dân, DN gây dựng, xây đắp từng ngày.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong và các đại biểu tham quan Phố sách Xuân Giáp Thìn. Ảnh: Thanh Hải

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã gõ cửa từng nhà, để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết, ngành Công Thương Hà Nội chủ động dự trữ lượng hàng hóa trị giá 40.900 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, trong đó ưu tiên hàng Việt Nam và đặc sản vùng, miền.

Với nỗ lực để không ai bị bỏ lại phía sau, TP Hà Nội tăng mức tiền và mở rộng đối tượng được tặng quà Tết để mọi nhà đều có Tết. Trên 1 triệu người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, người cao tuổi được quan tâm, tặng quà với tổng kinh phí trên 552 tỷ đồng. Đặc biệt đối với 64 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, Sở LĐTB&XH TP đã chăm lo đặc biệt để các Mẹ có một cái Tết thực sự vui vẻ, đầm ấm.

Với tinh thần “tương thân tương ái”, trong những ngày giá rét vừa qua, các cán bộ Đội Trật tự xã hội lưu động thuộc Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đã âm thầm đi thăm hỏi và mời người lang thang về đơn vị tránh rét và đón Tết.

Chăm lo, bảo đảm cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn có Tết yên vui, đầm ấm là nhiệm vụ thường niên của MTTQ các cấp mỗi dịp Xuân về. Với phương châm “không để người dân nào gặp khó khăn mà không được quan tâm, tặng quà”, Ủy ban MTTQ các cấp TP Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động “Xuân nhân ái - Tết sẻ chia” để thăm hỏi và trao tặng các suất quà Tết cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách có đông nhân khẩu, có người già, ốm đau, bệnh tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với trên 30.000 suất quà trị giá trên 16 tỷ đồng.

Để “tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các cấp Công đoàn Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động. Không khí Xuân cũng đang lan tỏa ở các phiên chợ Tết Công đoàn, “Tết sum vầy”, Mái ấm Công đoàn cho những người lao động khó khăn. Dịp này, Công đoàn Thủ đô hỗ trợ trên 115.000 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn với số tiền trên 65 tỷ đồng.

Năm 2024 được dự báo là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tăng trưởng kinh tế cả nước dự báo tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực. Các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn tới nền kinh tế. Các động lực về đầu tư, tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ. Nhiều dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia có tác động lan tỏa được đưa vào khai thác.Các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn. Trước những thời cơ và không ít thách thức, Đảng bộ, chính quyền và người dân Thủ đô quyết tâm giữ ổn định và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tập trung hoàn thành các nhiệm vụ có tính chiến lược, định hướng phát triển lâu dài của Thủ đô; tháo gỡ vướng mắc, đồng hành cùng DN; đồng thời, đảm bảo an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống cho người dân.

Hà Nội đang hân hoan đón chào Xuân mới 2024, mùa Xuân của niềm tin và thắng lợi!

Thủy Tiên