Phát triển cửa khẩu thông minh để khai thác tiềm năng giao thương biên giới Việt - Trung

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, ông Phùng Đức Tiến, nhấn mạnh rằng Trung Quốc, với hơn 1,4 tỷ dân, là một thị trường có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn. Để tận dụng hết tiềm năng của thị trường này, việc phát triển cửa khẩu thông minh, bổ sung hệ thống đường sắt hiện đại là cần thiết.

Nâng cao năng lực, hiệu suất thông quan hàng hóa

Bất chấp tình hình suy thoái của nền kinh tế thế giới, thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng tích cực, đạt trên 42 tỷ USD từ đầu năm đến nay. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ.

Tại tỉnh ào Cai, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế đã ghi nhận tổng kim ngạch xuất nhập khẩu làm thủ tục tại Chi cục đạt 382,4 triệu USD từ đầu năm đến 15/4, tăng tới 64% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự, cả ạng Sơn cũng ghi nhận hoạt động sôi nổi, thuận lợi trong quý I với tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh ước đạt trên 13,1 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lượng xe thông quan qua Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và Cửa khẩu Tân Thanh đạt trung bình khoảng 1.000 xe/ngày, cao điểm lên đến 1.200 xe/ngày.

Tuy hoạt động giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc đang phát triển tích cực, nhưng theo nhiều chuyên gia, vẫn còn rất nhiều tiềm năng có thể khai thác trong thị trường này.

Phát triển cửa khẩu thông minh là cần thiết để khai thác hết tiềm năng thương mại biên giới.

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và phát triển các mô hình giao nhận mới như cửa khẩu thông minh, sử dụng khoa học và công nghệ hiện đại, là cần thiết để nâng cao năng lực và hiệu suất thông quan hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng mạnh và thúc đẩy thương mại hàng hóa xuyên biên giới Việt - Trung tiếp tục phát triển.

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, ông Hồ Tiến Thiệu, nhận định rằng việc xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa, giúp chúng diễn ra nhanh chóng và không bị gián đoạn. Điều này cũng sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp và thương nhân, đồng thời giúp giải quyết vấn đề ùn tắc hàng hóa xuất, nhập khẩu, đặc biệt trong thời gian cao điểm.

Các đề án và chủ trương phát triển cửa khẩu thông minh đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía các doanh nghiệp.

Bà Hoàng Thị Lê, đại diện một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên có hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Hữu Nghị cho biết: “Phía các cơ quan ban ngành cũng đã tuyên truyền tới các công ty hoạt động tại cửa khẩu về lợi ích mà cửa khẩu thông minh đem lại cho doanh nghiệp như là xe hàng thông thoáng hơn, lượng xe xuất khẩu sang sẽ nhiều hơn và lượng thông quan một ngày cũng sẽ tăng hơn so với hiện tại. Cá nhân tôi cũng rất mong cửa khẩu thông minh sẽ sớm được áp dụng để có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Tôi rất ủng hộ chủ trương này vì đây là mô hình rất tốt và tạo điều kiện rất nhiều cho phía doanh nghiệp".

Vướng mắc trong phát triển cửa khẩu thông minh

Các chuyên gia nhận định, phát triển cửa khẩu thông minh sẽ nâng cao năng lực thông quan, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu từ 2-3 lần hiện nay vào năm 2027 và tăng 4-5 lần vào năm 2030.

Thực tế thì mô hình cửa khẩu thông minh đã chuẩn bị được thí điểm kết hợp cùng với phía nước bạn Trung Quốc để xây dựng tại cửa khẩu Hữu Nghị tỉnh Lạng Sơn với các hình thức như áp dụng í tuệ nhân tạo (AI), xe tự hành không người lái AGV, hệ thống quản lý kho tự động, hệ thống giám sát tự động, hệ thống viễn thông 5G…

Tuy vậy, do là vấn đề mới chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam nên việc triển khai mô hình còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc. Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, trước mắt việc xây dựng và áp dụng thí điểm mô hình này sẽ ảnh hưởng đến quy trình giám sát của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện chở hàng XNK qua lại biên giới giao nhận hàng hóa. Điều này có thể gây ra tình trạng ùn ứ, ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất tại biên giới phía Bắc.

Đồng thời, khi xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh sẽ cần mở rộng các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK của các đơn vị logistics, việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian, nguồn lực và có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc chia sẻ, kết nối dữ liệu với phía Trung Quốc, trang bị các phương tiện soi chiếu container, cân điện tử, hệ thống nhận diện, giám sát... cũng cần phải được triển khai đồng bộ mới có thể có sự thống nhất với quá trình triển khai Hải quan số với mô hình Hải quan thông minh theo đúng định hướng.

Đối diện với những vấn đề trên, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đang triển khai mô hình theo từng bước, từng giai đoạn, bắt đầu với việc liên kết hợp tác, thông tin chặt chẽ với các cửa khẩu phía Trung Quốc và từng bước chuyển đổi số nhằm đảm bảo phát triển hiệu quả đồng thời giữ hoạt động tại cửa khẩu Hữu Nghị ổn định.

Bích Tâm