Thị trường tài chính 24h: Đưa nợ xấu về mức an toàn là mục tiêu của ngành ngân hàng

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô,

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 23/1 tăng 300.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 200.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 74,00 – 76,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 8 USD lên 2.021,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng vọt lên gần 2.040 USD trước khi lùi về dưới 2.030 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,26 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 23/1 được ân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.030 đồng/USD, giảm 1 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.390 – 24.730 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 40.600 USD thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục giảm và để thủng mốc 40.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,43 USD (-0,58%), xuống 74,33 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,48 USD (-0,60%), xuống 79,58 USD/thùng.

VN-Index giảm nhẹ

Phiên giao dịch khá ảm đạm của chỉ số khi thị trường tiến vào trạng thái thận trọng khi các ngưỡng cản mạnh đang ở phía trước. Nhà đầu tư chậm lại ở nhóm bluechip khiến -Index trồi sụt nhẹ quanh ngưỡng 1.175 điểm cho đến khi đóng cửa.

Điểm nhấn chỉ đến từ một vài cổ phiếu có tính đầu cơ cao, với tâm điểm là cặp đôi HAG-HNG, cũng như các mã có câu chuyện riêng là , TVB, PET, FIR.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 12,17 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 221,05 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 23/1: VN-Index giảm 5,36 điểm (-0,45%), xuống 1.177,5 điểm; HNX-Index giảm 0,51 điểm (-0,22%), xuống 229,26 điểm; UpCoM-Index giảm 0,27 điểm (-0,31%), xuống 87,45 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng trong phiên thứ Hai (22/1), với chỉ số Dow Jones và S&P 500 đạt mức cao kỷ lục mới khi niềm tin của giới đầu tư vào thị trường vẫn đang ở mức cao.

Các nhà đầu tư hiện sẽ tập trung phân tích chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của , chỉ số PMI của S&P Global và báo cáo GDP quý IV trong tuần này, để đánh giá hành động tiếp theo Fed khi nhóm họp vào ngày 31/1.

Kết thúc phiên 22/1: Chỉ số Dow Jones tăng 138,01 điểm (+0,35%), lên 38.001,81 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 10,62 điểm (+0,22%), lên 4.850,43 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 49,32 điểm (+0,32%), lên 15.360,28 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều giảm về cuối phiên do áp lực chốt lời gia tăng, sau khi tăng lên mức cao nhất trong 34 năm trước đó.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,08% xuống 36.517,17 điểm, sau khi có thời điểm trong phiên tăng tới 1,2%.

"Mọi người chỉ đang chốt lời, nhưng xu hướng tăng vẫn còn nguyên vẹn”, Shoki Omori, chiến lược gia trưởng bộ phận Nhật Bản tại Mizuho Securities, cho biết.

Chính sách tiền tệ nới lỏng của BOJ có thể sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán, đưa chỉ số Nikkei 225 lên 38.000 điểm trong những tháng tới, Omori nói thêm.

Các chỉ báo kỹ thuật đã nhấp nháy màu đỏ và các nhà phân tích đã cảnh báo rằng Nikkei 225 có khả năng điểu chỉnh. Trong đó, chỉ báo RSI vẫn đứng ở mức 75,7 điểm, cao hơn nhiều so với mức 70 điểm báo hiệu tình trạng quá mua.

Chứng khoán Trung Quốc đảo chiều tăng về cuối phiên, sau khi nội các nước này cam kết thực hiện các biện pháp hiệu quả hơn để ổn định niềm tin của thị trường.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,53% lên 2.770,98 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,4% lên 3.231,93 điểm.

Cuộc họp nội các do Thủ tướng Lý Cường chủ trì hôm thứ Hai cho thấy rằng, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc bơm vốn trung và dài hạn vào thị trường chứng khoán để tăng cường sự ổn định cũng như thúc đẩy phát triển lành mạnh.

Đã có thông tin từ Bloomberg rằng, các nhà hoạch định chính sách đang tìm cách huy động khoảng 2.000 tỷ dân tệ (278,53 tỷ USD), chủ yếu từ các tài khoản nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, như một phần của quỹ bình ổn để mua cổ phiếu trong nước thông qua liên kết chứng khoán với Hồng Kông.

Tuy nhiên, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc đã không trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề này.

"Bình luận của các quan chức hàng đầu cho thấy Bắc Kinh không muốn tìm kiếm tăng trưởng ngắn hạn với cái giá phải trả là tăng rủi ro dài hạn", các nhà phân tích của Nomura cho biết trong một lưu ý.

Chứng khoán Hồng Kông tăng vọt, sau lời kêu gọi từ thủ tướng Trung Quốc về việc hỗ trợ "mạnh mẽ" cho thị trường.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 2,63% lên 15.353,98 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,78% lên 5.140,93 điểm.

Chỉ số Hang Seng đã giảm gần 14% vào năm ngoái, và trở thành một trong những chỉ số chuẩn hoạt động kém nhất trên tất cả các thị trường lớn.

Đáng chú ý trong phiên hôm nay là cơ quan quản lý trò chơi điện tử của Trung Quốc đã xóa khỏi trang web của mình dự thảo các quy tắc đề xuất kiểm soát chi tiêu của người chơi, thúc đẩy cổ phiếu của các nhà phát triển trò chơi như Tencent và NetEase và giúp chỉ số công nghệ tăng 3,8%.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhờ ảnh hưởng tích cực từ phiên đêm qua trên Phố Wall.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 14,26 điểm, tương đương 0,58% lên 2.478,61 điểm.

Lĩnh vực tài chính dẫn đầu mức tăng, với KB Financial tăng 4,26% và Shinhan Financial tăng 4,98% và KakaoBank tăng 5,21%.

Kết thúc phiên 23/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 29,38 điểm (-0,08%), xuống 36.517,57 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 14,64 điểm (+0,53%), lên 2.770,98 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 392,80 điểm (+2,63%), lên 15.353,98 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 14,26 điểm (+0,58%), lên 2.478,61 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Đẩy lùi nợ xấu, mục tiêu trọng tâm của ngành ngân hàng

Trước tình hình nợ xấu gia tăng, xử lý nợ xấu và đưa tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn là mục tiêu quan trọng của ngành ngân hàng trong năm 2024..>> Chi tiết

- Khối ngoại có thể bắt đầu quay lại

Những ngày đầu năm 2024, khối ngoại có động thái mua ròng trở lại, sau khi bán ròng khoảng 1 tỷ USD trong năm 2023..>> Chi tiết

- Tìm danh mục ít “đau tim”

Ngoài việc lựa chọn những cổ phiếu có lịch sử trả cổ tức tiền mặt cao và đều đặn, nhiều nhà đầu tư không quen “lướt sóng” ưu tiên nắm giữ cổ phiếu của các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, lệnh dừng lỗ (stop loss) vẫn phải sẵn sàng để hạn chế rủi ro..>> Chi tiết

- BOJ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng

Trong cuộc họp chính sách hôm thứ Ba (23/1), Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định tiếp tục duy trì các chính sách tiền tệ siêu nới lỏng và cắt giảm ước tính lạm phát cho năm tài chính..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp