Tránh cú sốc về giá

Tăng cường kiểm soát, không để giá “té nước” theo lương. Nguồn: TCTC.

Được biết, sau khi điều chỉnh, tổng kinh phí thực hiện trong 3 năm (2024-2026) sẽ tăng thêm 913.000 tỷ đồng, có nghĩa là áp lực về giá cũng xuất hiện khi mà nhiều mặt hàng có thể “té nước theo mưa”. Chính vì thế, Báo cáo thẩm tra về các nội dung cải cách tiền lương (gọi chung, bao gồm cả lương hưu, trợ cấp ảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội) trước Quốc hội chiều ngày 25/6, bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ cùng với việc tăng lương thì cần tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý giá và các giải pháp kiềm chế lạm phát.

Cải cách tiền lương không chỉ góp phần cải thiện đời sống người đang làm việc mà còn nhiều đối tượng khác. Suốt thời gian qua, vấn đề cải cách lương, mà bản chất là tăng lương, đã được bàn thảo rất nhiều, với các ý kiến phân tích khác nhau. Tuy nhiên, các ý kiến đều thống nhất cho rằng với mức tăng được áp dụng từ tháng 7 này cho thấy cố gắng rất lớn của Chính phủ trong điều kiện kinh tế còn khó khăn.

Theo Bộ trưởng Nội vụ ạm Thị Thanh Trà, đây là mức tăng lương cơ sở cao nhất từ trước đến nay, sẽ góp phần cải thiện đời sống người lao động, tạo động lực nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.

Song, thực tế nhiều năm qua cho thấy mỗi khi chuẩn bị đến kỳ điều chỉnh lương tăng thì giá hàng hóa lại “chạy trước”. Ngay như trước đợt tăng lương này thì nhiều loại hàng hóa tiêu dùng đã tăng. Có thể nêu ví dụ tại à Nội. Ngày 26/6, Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 6% (cùng kỳ tăng 5,97%). Nhưng, đáng chú ý là chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng mạnh: CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 5,32% (cùng kỳ tăng 1,22%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, chỉ có nhóm hàng giảm giá là bưu chính viễn thông.

Điều đó cho thấy công tác kiểm soát, quản lý giá là rất quan trọng và cần thiết khi áp dụng chế độ lương mới. Nói như ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Đoàn ĐBQH ảng Ninh) khi thảo luận ở Tổ tại kỳ họp Quốc hội vừa qua thì việc tăng lương phải đồng bộ với kiểm soát giá. “Không cẩn thận thì tỉ lệ tăng giá lại vượt hơn tỉ lệ tăng lương, không cải thiện, không tạo được động lực cho người dân" - ông Thắng nói. Trong khi đó, nhiều ĐBQH cũng cho rằng nếu không kiểm soát được giá cả thì việc tăng lương sẽ không có ý nghĩa và đây cũng chính là vấn đề mà cử tri, nhân dân lo lắng.

Cũng chính vì thế mà nhiều ý kiến cho rằng, ở góc độ vĩ mô, từ nay đến cuối năm, cơ quan quản lý không nên tăng giá những mặt hàng thiết yếu, trong đó có giá điện, xăng dầu, dịch vụ y tế và nhất là các loại hàng hóa, dịch vụ học tập khi mà năm học mới cũng đã sắp bắt đầu. Đồng thời sớm có các giải pháp hạn chế thấp nhất tình trạng tăng lương nhưng kèm theo tăng giá. Cục giá (Bộ Tài chính) cùng với Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cần rà soát đầu ra, đầu vào của giá thành những mặt hàng thiết yếu để xem xét giá bán có tăng không và mức tăng có hợp lý không vì điều đó ảnh hưởng ngay đến đời sống cũng như mặt bằng giá. Nếu như để giá tăng tạo thành mặt bằng giá mới thì không biết đến bao giờ mới kéo xuống được.

Trong bối cảnh đó, cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường các giải pháp không để tạo ra những cú sốc về giá. Đặc biệt việc kiểm tra, giám sát phải thực hiện thường xuyên, liên tục trước và sau khi tăng lương. Nếu tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh nào tăng giá bất hợp lý thì phải xử lý nghiêm.

Thế Tuấn