6 ngành 'hot' cần số lượng lớn nhân lực trong tương lai

Thiết kế vi mạch

Thiết kế vi mạch là ngành học chuyên đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong công nghiệp (hi-tech industry) để tạo ra những sản phẩm công nghệ cao trên ế giới.

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, ngành Thiết kế vi mạch đang cần khoảng 10.000 kỹ sư mỗi năm, nhưng nhân lực hiện tại chỉ đáp ứng dưới 20%. Riêng kỹ sư ngành Thiết kế vi mạch, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 1.000 người (Theo khảo sát của hội công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM (HSIA).

Dự kiến đến năm 2030, Việt Nam cần 50.000 kỹ sư tham gia vào ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, trong đó số lượng kỹ sư Thiết kế vi mạch cần thêm 12.000 - 15.000 kỹ sư

Dự kiến đến năm 2030, Việt Nam cần 50.000 kỹ sư tham gia vào ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, trong đó số lượng kỹ sư Thiết kế vi mạch cần thêm 12.000 - 15.000 kỹ sư.

Nếu đam mê ngành Thiết kế vi mạch, thí sinh có thể tham khảo thông tin ển sinh của một số trường như: Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học FPT, trường Đại học Công nghệ thông tin, trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM), trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM).

Ngành Công nghệ thông tin (CNTT)

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 như hiện nay, vai trò của công nghệ thông tin cực kỳ quan trọng. nhóm ngành CNTT đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ đồng thời nhu cầu tuyển dụng ngày càng gia tăng. Theo Vietnamwork - trang web tuyển dụng lớn nhất Việt Nam trong suốt 3 năm qua, số lượng công việc của ngành này đã tăng 47%/năm nhưng số lượng nhân sự của ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8%.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 100 trường đào tạo ngành CNTT, trung bình mỗi năm các trường cung cấp khoảng 50.000 kỹ sư trong khi thị trường lao động đang thiếu đến 400.000 nhân lực mỗi năm. Đặc biệt, chỉ 35% kỹ sư tốt nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp, số còn lại phải đào tạo lại.

Ngoài ra, CNTT xếp ở vị trí thứ 3 trong số 10 ngành nghề có mức lương cao tại Việt Nam. Mức lương trung bình gần 20 triệu đồng/tháng chỉ sau ngành Bất động sản và ngành Y. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn công tác tại nhiều vị trí và lĩnh vực chuyên sâu khác nhau như An ninh mạng, Thiết kế game, website, app, kỹ thuật phần mềm...

Các em quan tâm đến ngành CNTT có thể tham khảo một số trường như: Đại học FPT; Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Học viện Kỹ thuật Quân sự; Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP. HCM; Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội…

Ngành Quản trị du lịch và lữ hành

Du lịch được coi là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam và có nguy cơ thiếu hụt nhân sự trầm trọng trong tương lai nhất là sau khi kết thúc đại dịch, thị trường du lịch – khách sạn đang có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ. Việt Nam được đánh giá là địa điểm du lịch hàng đầu của Châu Á, mỗi năm thu hút một lượng lớn du khách quốc tế đến thăm quan và nghỉ dưỡng.

Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm Việt Nam cần thêm khoảng 40.000 nhân sự để có thể đáp ứng tốt thị trường du lịch – lữ hành. Tuy có nhiều trường cao đẳng, đại học đào tạo ngành học này nhưng trung bình mỗi năm sinh viên tốt nghiệp ngành học này chỉ đạt 15.000 sinh viên/ năm. Đồng thời, nhân sự được đào tạo và chuẩn nghề còn thấp khiến doanh nghiệp mất thời gian đào tạo lại từ đầu.

Du lịch được coi là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam và có nguy cơ thiếu hụt nhân sự trầm trọng trong tương lai...

Mỗi năm ngành du lịch nước ta đón hơn 1 triệu lượt khách nước ngoài, dự kiến đến năm 2026, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 18 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt khoảng 85 triệu lượt. Với tốc độ phát triển này, khiến cho ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành luôn khan hiếm nguồn nhân lực. Đây là cơ hội cho những bạn trẻ năng động, thích học hỏi và khám phá, muốn trở thành “Sứ giả kết nối nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới”.

Hiện trên cả nước có rất nhiều trường đào tạo những nhóm nghề này, bạn có ể thao khảo chương trình học và thông tin một số trường như: trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Du lịch (Đại học Huế), trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng).

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Hoạt động xuất – nhập khẩu tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, vì vậy rất cần tới những nhân sự trong ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.

Trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay, kết hợp cùng với các loại hình sản xuất và phân phối hàng hóa khiến nhân sự ngành này luôn trong tình trạng thiếu hụt nhất là những nhân sự chất lượng cao. Nhân sự ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng có nhiều sự lựa chọn hấp dẫn khi có thể làm việc tại nước ngoài hay làm việc tại các công ty đa quốc gia.

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, Việt Nam cần thêm 2,2 triệu lao động trong ngành Logistics, 10% trong đó là nhân lực chất lượng cao, có trình độ ngoại ngữ. Trong khi đó mỗi năm, chỉ có khoảng 2.500 cử nhân ngành này tốt nghiệp.

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, Việt Nam cần thêm 2,2 triệu lao động trong ngành Logistics

Mức lương của các vị trí ngành Logistics tại Việt Nam rất hấp dẫn, bởi thị trường chuỗi cung ứng đang từng bước đóng vai trò trụ cột trong kinh tế Việt Nam. Bạn hoàn toàn có thể thử sức với ngành Logistics, đây là ngành dễ xin việc và có cơ hội thăng tiến cao.

Một số trường đào tạo ngành Logistics: trường Đại học Thương Mại, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Kinh tế TP.HCM, trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM.

Ngành Y Dược

Ngành Y Dược luôn là một trong những nhóm ngành có tốc độ phát triển mạnh nhất và cần số lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng ở hiện tại cũng như trong tương lai.

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao và các sản phẩm công nghệ 4.0 cũng không thể thay thế được vai trò của của bác sỹ, y tá trong việc chăm sóc người bệnh.

Theo cáo báo, nhu cầu nhân lực ngành dược hiện nay của Việt Nam là 25.000 người, trong đó có 16.000 người tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối thuốc; khoảng 7000 dược sĩ tại các nhà thuốc. Đặc biệt ngành Y tế nước ta vẫn đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành dược.

Hiện nay, số người có trình độ Đại học trở lên mới chỉ đạt khoảng 19%, trong đó có 1,21% tiến sĩ và 1,73 thạc sĩ dược học. Mặc dù số lượng dược sĩ được đào tạo tốt nghiệp ra trường hàng năm đều rất lớn nhưng vẫn chưa đủ để cung cấp cho thị trường. Từ những con số thống kê ở trên có thể thấy rằng, nhu cầu nhân lực ngành Dược nước ta đang thực sự khan hiếm, đây được xem như là một cơ hội mở ra cánh cửa tương lai rộng mở cho những thí sinh có mơ ước.

Mặc dù số lượng dược sĩ được đào tạo tốt nghiệp ra trường hàng năm đều rất lớn nhưng vẫn chưa đủ để cung cấp cho thị trường.

Một số trường đào tạo ngành Y Dược hiện nay: trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân y, trường Đại học Y Dược (Đại học Huế), trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng, trường Đại học Y Dược TP.HCM.

Biên dịch - Phiên dịch viên (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn)

Hiện nay có khoảng 6.500 ngôn ngữ nói trên thế giới. Nghề biên – phiên dịch là nghề chuyển đổi thông tin từ một ngôn ngữ (nguồn) sang ngôn ngữ khác (mục tiêu), các chuyên gia này phải sử dụng kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa... Đây là một nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp rất cao, nhu cầu thì luôn rộng mở. Tất cả các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị đều cần đến những người giỏi ngoại ngữ, có khả năng biên - phiên dịch một cách chính xác, thông minh và khéo léo nhằm mang lại hiệu quả cao cho công việc.

Ngoài tiếng Anh được coi là thứ ngôn ngữ quốc tế phổ cập, nghề biên dịch - phiên dịch viêncác tiếng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng trở nên vô cùng “hot” trong thời gian tới khi mà các nhà đầu tư của các nước này liên tục có những kí kết lớn với Việt Nam.

Các bạn quan tâm đến ngành này có thể tham khảo một số trường như: ĐH Ngoại Ngữ - ĐH Quốc Gia Hà Nội; ĐH Ngoại Thương; ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh…

Hưng Anh