Bất động sản bền vững là xu hướng tất yếu để ứng phó với biến đổi khí hậu

Khái niệm phát triển bền vững không chỉ gói gọn trong lĩnh vực sản xuất. Các nhà phát triển bất động sản đã chuyển hướng sang phát triển bền vững như một lợi thế để cạnh tranh trong thị trường đầy khó khăn, nhất là khi tầng lớp trung lưu trẻ cần nhà ở tại các đô thị lớn chú trọng lối sống xanh. Ở phân khúc bất động sản thương mại, phát triển bền vững đã được áp dụng là xu hướng tất yếu của thị trường bất động sản trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Sáng 10-4, Hội thảo quốc tế về chính sách pháp luật liên quan đến dự án công trình xanh tại Việt Nam và một số quốc gia đã đưa ra nhiều tham luận xây dựng pháp lý, kinh nghiệm và giải pháp cho vấn đề này.

Lãnh đạo trường tặng hoa cho các khách mời, diễn giả của Hội thảo.

Tại hội thảo, ông Douglas Lee Snyer (giám đốc Hiệp hội Công trình xanh Việt Nam) và TS Lê Thị Hồng Na (Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia ) đã có bài tham luận về tình hình thực tế xây dựng công trình xanh tại Việt Nam.

Theo báo cáo chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn của German, Việt Nam là quốc gia đứng thứ sáu bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Việt Nam đã thông qua nhiều chiến lược quốc gia bền vững gồm 115 mục tiêu chi tiết. Chính phủ ưu tiên chú trọng đến ngành xây dựng vì tác động trực tiếp đến môi trường, tài nguyên và sức khỏe con người.

Có khoảng 40 – 60 dự án đạt chứng nhận công trình xanh hằng năm. Đến năm 2023, số lượng dự án công trình xanh lên đến 129 dự án, tăng gấp đôi so với năm trước.

Theo đó, diện tích mặt sàn xây dựng đạt chứng nhận tăng liên tục từ năm 2018 đến nay, đạt khoảng 800.000m2 đến 1,3 triệu m2 hằng năm. Đến năm 2023 đạt gần 2 triệu m2. Tuy nhiên, việc thúc đẩy công trình xanh ở Việt Nam cũng gặp khó khăn về việc thiếu nguồn nhân lực đào tạo bài bản và chi phí.

Thạc sĩ Lưu Thị Thanh Mẫu (phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM) đã dẫn chứng về nỗ lực xây dựng công trình xanh tại và kiến nghị cho Việt Nam. Theo đó, Singapore đứng thứ ba toàn cầu về công trình xanh nhờ vào quy định, chính sách khuyến khích thích hợp.

Theo thạc sĩ Mẫu, để thúc đẩy dự án công trình xanh, Chính phủ Singapore đã có những biện pháp như xây dựng bộ đánh giá công trình/dự án xanh, hỗ trợ tiền mặt dự án cải tạo tòa nhà, cho vay ưu đãi…

Từ bài học kinh nghiệm của Singapore, thạc sĩ Mẫu cho rằng Bộ Xây dựng cần ban hành bộ công cụ đánh giá công trình xanh áp dụng riêng Việt Nam nhằm thống nhất các tiêu chí công trình liên quan.

Đồng thời cần quy định lộ trình bắt buộc thực hiện công trình xanh, nhằm hạn chế việc phát khí thải nhà kính trong quá trình xây dựng.

Thạc sĩ Mẫu đặc biệt nhấn mạnh việc xây dựng chính sách ưu đãi cho các dự án và công trình xanh tại Việt Nam trong thời gian sắp đến.

“Chi phí thực hiện dự án công trình xanh cao hơn công trình thông thường. Trong khi đó, chính sách ưu đãi không đáng kể. Điều này tạo tâm lý ngại đầu tư xây dựng của các nhà đầu tư. Từ đó, công trình xanh Việt Nam khó phát triển”, thạc sĩ Mẫu nói.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia quốc tế cũng dẫn chứng thêm một số quốc gia có kinh nghiệm về công trình xanh như Nhật Bản, Malaysia, Vương quốc Anh để đúc kết kiến nghị cho Việt Nam.