Ngân hàng rục rịch hé lộ kết quả kinh doanh quý I, tăng trưởng cao nhất lên tới 175%

Là một trong những ngân hàng đầu tiên công bố chi tiết kết quả kinh doanh quý đầu năm, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: ) cho biết lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này trong quý I đạt 1.506 tỷ đồng, tăng gần 41% so với cùng kỳ năm 2023.

Tổng thu nhập hoạt động của SeABank đạt 2.706 tỷ đồng, tăng 19,54%, trong khi tổng doanh thu đạt 6.438 tỷ đồng, tăng 4,6%. Đặc biệt, thu thuần ngoài lãi (NOII) cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng gần 51% so với cùng kỳ, đạt 705 tỷ đồng.

Tính đến hết quý I/2024, tổng huy động từ tiền gửi và giấy tờ có giá của SeABank đạt 168.605 tỷ đồng, tăng thêm 6.919 tỷ đồng, tương đương 4,3% so với cùng kỳ. Đồng thời, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 181.238 tỷ đồng, tăng ròng 1.487 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 3/2024, tổng tài sản của nhà băng này đạt 271.614 tỷ đồng, tăng 2%, tương đương tăng ròng 5.492 tỷ đồng so với cuối năm trước, vốn điều lệ ngân hàng ở mức 24.957 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, một vài con số tổng kết kinh doanh quý I cũng được các lãnh đạo ngân hàng tiết lộ tại đại hội cổ đông thường niên vừa diễn ra.

Tại ĐHĐCĐ năm 2024 tổ chức ngày 4/4, Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy cho biết lợi nhuận quý Iước đạt 4.900 tỷ đồng, sát với kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, kết quả lợi nhuận này giảm nhẹ khoảng 5% so với cùng kỳ, do cùng kỳ năm trước có khoản thu bất thường từ xử lý nợ. Ông Huy cũng nhấn mạnh rằng nếu loại trừ yếu tố bất thường này, quý I năm nay vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ổn định, đạt 3%.

Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB thông tin thêm, kết thúc quý I, tín dụng của ngân hàng tăng 3,7% so với cuối năm 2023, tăng trưởng tích cực hơn so với các tháng trước đó.

Cùng với đó, ACB ghi nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng trong quý I đạt 3,7%, cao hơn gấp đôi so với mức tăng trưởng của toàn ngành, đồng thời cũng vượt trội hơn so với cùng kỳ năm trước. Huy động vốn của ACB cũng đạt kết quả tích cực, tăng trưởng 2,1%; trong đó huy động từ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng 6,4%. Tỷ lệ CASA đã được cải thiện từ 22% lên mức hơn 23%.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ năm 2024, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (mã: VIB) cho biết, kết thúc quý I, ngân hàng đạt 2.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước (quý I/2023 đạt 2.694 tỷ đồng).

Lý giải nguyên nhân khiến lợi nhuận sụt giảm, ông Vỹ cho rằng do quý I đã có một tháng là kỳ nghỉ tết, cùng với đó hoạt động bán chéo bảo hiểm (bancassurance) trong quý đầu năm nay cũng ghi nhận kết quả giảm sút. Tuy nhiên, Chủ tịch VIB cho biết mặc dù kết quả giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng so với kế hoạch năm 2024 (12.000 tỷ đồng) thì vẫn khả thi, vẫn là điểm sáng trong hoạt động kinh doanh.

Ông cũng khẳng định rằng, với mục tiêu đưa ra hơn 12.000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm nay, VIB đang có cơ sở để thực hiện mục tiêu này một cách khả thi.

Kết thúc quý I/2024, tăng trưởng tín dụng của VIB ước đạt 1%; trong đó 95% các khoản vay đều có tài sản đảm bảo, chủ yếu là sổ hồng, sổ đỏ, cho dù các khoản vay nhỏ, lẻ như mua nhà… Tỷ lệ nợ xấu của VIB hiện nay khoảng 2,4% và các biện pháp giảm nợ xấu đang được VIB thực thi.

Mới đây, CTCP Chứng khoán MB (MBS) đã đưa ra dự báo về kết quả kinh doanh quý I và cả năm 2024 của nhiều ngân hàng.

Đáng chú ý, ân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) được dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong quý đầu năm, ước đạt 175%, và dự báo cả năm đạt mức tăng 90%. Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã: OCB) dự báo lợi nhuận tăng trưởng 86% cho quý I và 29% cho cả năm.

Mức tăng trưởng lợi nhuận quý I khoảng 43-44% được MBS đưa ra với ân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã: CTG) và Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank, mã: HDB), mức tăng cả năm lần lượt là 15% và 31%.

Ở chiều ngược lại, một số ngân hàng được MBS dự báo sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận kém khả quan như Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (mã: MSB), Ngân hàng TMCP Tiên phong (mã: TPB), ân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB).

Dự báo chung cho toàn ngành, MBS kỳ vọng lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng theo dõi tăng 23,6% trong năm 2024 với 3 động lực chính là tăng trưởng tín dụng cao hơn của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước; NIM tăng nhẹ hoặc đi ngang và sự phục hồi của thu nhập ngoài lãi nhờ hoạt động thu phí được phục hồi.

Bên cạnh đó, kinh doanh vàng và ngoại hối cũng sẽ được dự báo có thu nhập tốt trong 6 tháng đầu năm 2024 nhờ những biến động gần đây.

Lợi nhuận một số ngân hàng trong quý I. Ảnh: Mai Trang tổng hợp và tính toán từ MBS.

Trao đổi với phóng viên bên lề Hội thảo diễn ra ngày 26/3 mới đây, ông Lã Giang Trung – CEO Passion Investment chia sẻ: “Tôi nghĩ ngành hưởng lợi lớn nhất, có thể dẫn dắt thị trường là ngân hàng".

Theo ông, có 3 yếu tố tác động. Đầu tiên là lãi suất huy động hạ xuống thì NIM tăng lên. Thứ 2 là với mặt bằng lãi suất thấp, tín dụng sẽ tăng. Về bản chất, tín dụng tăng thì doanh thu ngân hàng sẽ tăng và thứ 3 là nợ xấu đang giảm xuống. Cùng với đó, ngân hàng đang là ngành có định giá thấp.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cũng cho rằng trong năm nay, ngành ngân hàng sẽ có kết quả kinh doanh khả quan hơn năm ngoái nhờ vào 3 động lực, đó là tỷ lệ NIM được cải thiện, tăng trưởng tín dụng phục hồi nhờ nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc và tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm, chất lượng tài sản tăng lên.

Ông Phan Duy Hưng, Giám đốc phân tích cao cấp Khối Xếp hạng và Nghiên cứu, Mảng định chế tài chính của Công ty xếp hạng tín nhiệm VIS Rating nhận định, lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ hồi phục trong năm 2024 nhờ điều kiện kinh doanh trong nước khả quan hơn cùng môi trường lãi suất thấp giúp cải thiện khả năng trả nợ của khách hàng.

Đồng thời, nợ xấu toàn ngành ngân hàng sẽ giảm về mức 1,7% - 1,8% so với mức 1,9% trong năm 2023. Việc tái cơ cấu các khoản vay sẽ chậm dần do dòng tiền của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đến từ việc mặt bằng lãi suất thấp và sự hỗ trợ chính sách từ Chính phủ nhằm thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng nội địa sẽ có hiệu lực, từ đó góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.