Những bóng hồng lặng lẽ trên mặt trận phòng, chống dịch Covid-19

Gác khó khăn riêng, coi bệnh nhân là trên hết

Trong cuộc chiến phòng, chống dịch -19, mỗi cán bộ, y, bác sĩ của Huyện Như Thanh (Thanh Hóa) vẫn ngày đêm làm việc, lặng thầm cống hiến, góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bác sĩ Lê Thị Xuân Quỳnh, công tác tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh Viện đa khoa Như Thanh là một trong những gương điển hình như thế.

Bác sĩ Lê Thị Xuân Quỳnh điều trị cho bệnh nhân.

Ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường Bác sĩ Lê Thị Xuân Quỳnh đã có ước mơ trở thành bác sĩ. Tốt nghiệp năm 2012, Bác sĩ Quỳnh thi đỗ vào Trường Đại học y ái Nguyên. Ra trường năm 2018, Bác sĩ Quỳnh được nhận vào công tác tại Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện đa khoa Như Thanh.

Trong quá trình công tác, Bác sĩ Quỳnh luôn nêu cao y đức trong khám, chữa bệnh và tâm niệm theo lời Bác “thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu”. Bởi với chị, nghề thầy thuốc là một nghề cao quý, là nghề chữa bệnh cứu người cho nên người thầy thuốc không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải có tâm, có đức.

Để hoàn thành công việc được giao, nhất là trong công tác chuyên môn, Bác sĩ Lê Thị Xuân Quỳnh dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu tài liệu, trau dồi kiến thức, học hỏi từ đồng nghiệp đi trước, áp dụng phương pháp trong khám và điều trị bệnh nhân hồi sức, cấp cứu. Nhờ đó, đã góp công điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân nặng tại bệnh viện.

Với trình độ chuyên môn và tay nghề ngày càng được nâng cao, chị và đồng nghiệp đã góp phần đưa Bệnh viện đa khoa Như Thanh trở thành một địa chỉ tin cậy trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, được nhân dân địa phương yêu quý. Điều này là động lực để chị ngày càng cố gắng phát huy vai trò, trọng trách của mình nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Đặc biệt, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bác sĩ Quỳnh được phân công làm Tổ trưởng tổ điều trị COVID-19 cùng các y, bác sĩ công tác tại Bệnh viện đa khoa Như Thanh làm nhiệm vụ thu dung điều trị F0. Hàng ngày, bác sĩ Quỳnh cùng các đồng nghiệp làm công tác tiếp nhận bệnh nhân F0 vào thu dung điều trị.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bác sĩ Quỳnh cùng đồng nghiệp luôn tuân thủ theo đúng quy trình, hướng dẫn để phòng tránh lây nhiễm chéo cho người cách ly và cho chính bản thân mình mặc dù trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân là F0 có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng Quỳnh và anh em không ngại khó khăn, vất vả ngày đêm thầm lặng hy sinh để đem lại bình an cho người bệnh, thực sự họ đã quên mình để bảo vệ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe của người dân, bởi việc quan trọng hàng đầu của người thầy thuốc chính là cứu chữa kịp thời cho bệnh nhân, đồng thời góp một phần công sức của mình vào công tác phòng chống COVID - 19 chung của cả nước.

Bác sĩ Lê Thị Xuân Quỳnh chia sẻ: "Gác lại những mệt mỏi cùng khó khăn riêng, chúng tôi luôn xác định rằng, tính mạng bệnh nhân là trên hết, vì vậy việc quan trọng hàng đầu chính là cứu chữa kịp thời cho bệnh nhân, đồng thời góp một phần công sức của mình vào công tác phòng chống COVID - 19 chung của cả nước”.

Ghi nhận những đóng góp của Bác sĩ Quỳnh, nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, sáng ngày 26/2/2022 tại lễ tôn vinh biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống dịch COVID - 19 tỉnh Thanh Hóa bác sĩ Lê Thị Xuân Quỳnh vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen vì đã có thành tích trong công tác phòng chống dịch COVID - 19.

Nữ bác sĩ trẻ dũng cảm nơi tuyến đầu chống dịch

Sinh năm 1995 tại Tràng Định (Lạng Sơn), bác sỹ Lương Thu Hiền tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa tại Trường Đại học Y Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, chị được nhận vào công tác tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Mặc dù còn rất trẻ về tuổi đời và tuổi nghề nhưng trong quá trình công tác, bác sỹ Hiền đã thể hiện là người có kiến thức, kỹ năng và sự nhạy cảm lâm sàng trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh.

Những ngày tháng 7 năm 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát ở thành phố Hồ Chí Minh, bác sỹ Lương Thu Hiền đã hưởng ứng lời hiệu triệu của Chính phủ và Bộ Y tế, cùng 31 cán bộ, bác sỹ tình nguyện của Lạng Sơn lên đường chi viện cho thành phố Hồ Chí Minh. Họ được phân công làm việc tại Khoa Cấp cứu 2, Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 6, Thủ Đức. Đây là một trong những bệnh viện lớn điều trị Covid-19 ở thành phố Hồ Chí Minh.

Bác sỹ Lương Thu Hiền (thứ ba từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng đồng nghiệp tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 6, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh do bác sỹ Lương Thu Hiền cung cấp)

Ở Bệnh viện Dã chiến số 6 trong những ngày tháng 7, tháng 8 năm 2021, nhân viên y tế quay cuồng làm việc vì số ca nhiễm được đưa vào đây cứ tăng dần. Đoàn Lạng Sơn được phân công thành lập riêng một khoa cấp cứu có nhiệm vụ chăm sóc, điều trị hơn 100 bệnh nhân Covid-19 mỗi ngày.

Bác sĩ Hiền kể: “Trong những ngày tháng khốc liệt của dịch bệnh, cảnh tượng thực sự ám ảnh tôi đó là nhìn bệnh nhân la liệt, ai cũng khó thở hoặc thở rất nhanh. Có người bệnh có con đang ở Huế, nửa năm rồi không gặp mẹ, Hiền bấm video call cho hai mẹ con gặp nhau qua điện thoại mà họ chỉ nhìn nhau khóc. Có người vợ sáng còn gọi điện báo chồng “Em vẫn ổn, anh ráng chăm con”, đến chiều, chị ấy đã bị diễn biến nặng… Lúc ấy mới thấy ranh giới giữa sự sống và cái chết thật quá mong manh”.

Bác sỹ Lương Thu Hiền cũng hoàn thành đợt tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong thời gian Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Bác sĩ chia sẻ: “Đại dịch thực sự đã làm cho con người ta trân trọng sự sống hơn, có ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn nhiều hơn. Em nhớ trong những ngày hè ở Bệnh viện Dã chiến số 6 khi mặc đồ bảo hộ PPE thì chỉ sau 5 phút thôi là cảm nhận được từng dòng mồ hôi đang chảy, các y, bác sỹ ai nấy đều như đang tắm bằng mồ hôi của chính mình trong lúc làm việc. Có một lần, em thấy rất khó thở, khẩu trang bảo hộ kín mít, sau khi đỡ một bệnh nhân nặng hơn 100 kg lên cáng, em thấy đầu mình hơi choáng váng. Nghĩ là mình sắp ngất, em ngồi phịch xuống đất tự điều chỉnh nhịp thở, lát sau thấy ổn, em lại đứng lên làm việc tiếp”.

Được biết, Hiền đã có ý chí tự lập từ nhỏ khi mà 10 tuổi đã sống xa gia đình để học tập tại thành phố Lạng Sơn từ lớp 4. Sau khi thi đỗ vào Trường THPT chuyên Chu Văn An, Hiền đã tiếp tục phấn đấu rèn luyện và đạt được ước mơ thi đỗ vào Trường Đại học Y Hà Nội.

Dũng cảm trong cuộc chiến chống dịch, trong năm qua, bác sỹ trẻ Lương Thu Hiền vinh dự được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh và Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn vì đã có thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19. Tấm gương dũng cảm, tận tụy, tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh bản thân vì người bệnh, vì cộng đồng của Lương Thu Hiền rất xứng đáng được ghi nhận, lan tỏa.

Nữ bác sĩ sắp về hưu xin ở lại điều trị cho bệnh nhân Covid nặng

Bác sĩ chuyên khoa II Phan Thị Phụng - trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ - Ảnh: T.L.

Sáng 30/7/2021, trong buổi giao ban của Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, mọi người tham dự đều bất ngờ và xúc động khi nữ bác sĩ Phan Thị Phụng - trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc xin được ở lại để sát cánh cùng đàn em trong việc điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, dù sắp nhận quyết định nghỉ hưu.

Cả hội trường giao ban của bệnh viện lặng người, ai cũng xúc động khi nghe bác sĩ Phụng phát biểu: "Mặc dù đến ngày tôi hưu, nhưng tôi sẽ đồng hành với các em ở khoa hồi sức trong hết cuộc chiến đấu này của công cuộc chống dịch, khi nào hết dịch thì tôi mới nghỉ, còn sức là còn làm…".

Được biết, dự kiến vào buổi giao ban ngày hôm sau, bác sĩ chuyên khoa II Phan Thị Phụng được trao quyết định nghỉ hưu theo chế độ. Tuy nhiên, trong lúc cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đang đầy khó khăn và cam go, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ mà đặc biệt là khoa hồi sức là tuyến đầu, là nơi tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng, việc bác sĩ Phụng xin tình nguyện ở lại đã tiếp thêm sức mạnh cho đội ngũ. BS sẽ sát cánh và chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh nhân nặng cho các y, bác sĩ đàn em trong trận chiến này.

Bác sĩ Phan Thị Phụng (55 tuổi) đã gắn bó và có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức tích cực. Kể từ khi ánh đèn khu cách ly điều trị Covid-19 của bệnh viện luôn sáng là cũng bấy nhiêu thời gian bác sĩ Phụng sát cánh cùng các thầy thuốc, ngày đêm chiến đấu giành sự sống cho bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Trong mọi tình huống nghiệp vụ, bác sĩ Phụng luôn là đầu tàu hướng dẫn, sát cánh chia lửa cùng y bác sĩ đàn em, nhất là những ngày đầu thiết lập khu điều trị cách ly hồi sức bệnh nhân Covid-19.

Bác sĩ Trần Quốc Luận - giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ - ghi nhận: "Trong trận chiến mới này, bác sĩ Phụng tham gia vào một 'cuộc chiến' cam go hơn ở khu điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tiến triển nặng. Chị là người chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn cho êkip điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại bệnh viện".

Bác sĩ chuyên khoa II Phan Thị Phụng - trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ - Ảnh: T.L.

Sáng 30/7/2021, trong buổi giao ban của Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, mọi người tham dự đều bất ngờ và xúc động khi nữ bác sĩ Phan Thị Phụng - trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc xin được ở lại để sát cánh cùng đàn em trong việc điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, dù sắp nhận quyết định nghỉ hưu.

Cả hội trường giao ban của bệnh viện lặng người, ai cũng xúc động khi nghe bác sĩ Phụng phát biểu: "Mặc dù đến ngày tôi hưu, nhưng tôi sẽ đồng hành với các em ở khoa hồi sức trong hết cuộc chiến đấu này của công cuộc chống dịch, khi nào hết dịch thì tôi mới nghỉ, còn sức là còn làm…".

Được biết, dự kiến vào buổi giao ban ngày hôm sau, bác sĩ chuyên khoa II Phan Thị Phụng được trao quyết định nghỉ hưu theo chế độ. Tuy nhiên, trong lúc cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đang đầy khó khăn và cam go, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ mà đặc biệt là khoa hồi sức là tuyến đầu, là nơi tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng, việc bác sĩ Phụng xin tình nguyện ở lại đã tiếp thêm sức mạnh cho đội ngũ. BS sẽ sát cánh và chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh nhân nặng cho các y, bác sĩ đàn em trong trận chiến này.

Bác sĩ Phan Thị Phụng (55 tuổi) đã gắn bó và có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức tích cực. Kể từ khi ánh đèn khu cách ly điều trị Covid-19 của bệnh viện luôn sáng là cũng bấy nhiêu thời gian bác sĩ Phụng sát cánh cùng các thầy thuốc, ngày đêm chiến đấu giành sự sống cho bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Trong mọi tình huống nghiệp vụ, bác sĩ Phụng luôn là đầu tàu hướng dẫn, sát cánh chia lửa cùng y bác sĩ đàn em, nhất là những ngày đầu thiết lập khu điều trị cách ly hồi sức bệnh nhân Covid-19.

Bác sĩ Trần Quốc Luận - giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ - ghi nhận: "Trong trận chiến mới này, bác sĩ Phụng tham gia vào một 'cuộc chiến' cam go hơn ở khu điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tiến triển nặng. Chị là người chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn cho êkip điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại bệnh viện".

Phương Nghi