Những kết quả tích cực của ngành Công Thương năm 2022

Về sản xuất công nghiệp, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp được phục hồi nhanh. Tại TP. Hồ Chí Minh, 4 ngành công nghiệp trọng điểm của thành phố cũng phục hồi nhanh. Theo đánh giá của đơn vị thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 9%. Đây là thành tích rất lớn.

Ảnh minh họa

Thành tích thứ 2 mà tất cả chúng ta đều thấy rõ là lĩnh vực xuất nhập khẩu. Phải nói rằng đây là năm thứ bảy chúng ta xuất siêu và kỷ lục mới được xác lập khi năm nay kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 732 tỷ USD. Đây là con số lớn nhất từ trước đến nay.

Thứ ba là việc hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta càng ngày càng đi sâu. Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ngày càng được triển khai sâu vào từng doanh nghiệp. Cùng với đó là sự chuyển mình của các ngành hàng của Việt Nam để hội nhập kinh tế quốc tế rất nhanh. Điển hình như gạo Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu trên thị trường. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được thế giới đánh giá cao và có uy tín, đi vào được các thị trường khó tính.

Thứ tư là về thương mại điện tử, trong thời gian Covid thương mại điện tử đã manh nha trong các hoạt động thương mại, và đặc biệt phát triển nhanh sau Covid. Hiện nay việc mua bán, marketing hàng hóa trên thương mại điện tử rất mạnh. Hiện nay các doanh nghiệp đã xuất khẩu nhiều hàng hóa ra thế giới qua thương mại điện tử. Đây là một trong những thành tựu rất lớn.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của ngành Công Thương cho thị trường thông nước cũng rất lớn. Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, chương trình khuyến mãi đã đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt là hoạt động của các Sở Công Thương của các tỉnh và TP. Hồ Chí Minh ngày càng tốt, gắn với mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp cũng như hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng đến người tiêu dùng.

Hy vọng là năm tới chúng ta sẽ phát triển mạnh hơn về sản xuất công nghiệp. Kỳ vọng các Tham tán thương mại Việt Nam sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường xuất khẩu.

Theo dự bán, hiện nay các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam vẫn đang bị lạm phát, nhu cầu tiêu dùng suy yếu khiến đơn hàng sụt giảm mạnh. Do đó, hy vọng hệ thống Tham tán tại các quốc gia này sẽ có những chương trình hỗ trợ, tư vấn thông tin cho các doanh nghiệp trong nước để tìm kiếm và mở rộng thêm thị trường. Đồng thời hi vọng thị trường nội địa cũng sẽ phát triển mạnh hơn. Các doanh nghiệp, địa phương càng ngày càng mở rộng, tạo ra những sản phẩm tốt hơn.

Hy vọng, với nỗ lực của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp cũng hy vọng sẽ phát triển tốt trong năm nay, nếu mà chúng ta mà giá cả ổn định và các mặt hàng thiết yếu, giá cả điện và xăng dầu ổn định thì các doanh nghiệp sẽ phát triển tốt hơn.

Ông Phạm Ngọc Hưng – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đổi mới và phát triển bền vững