Tăng ca bệnh hô hấp vào cuối năm, đâu là nguyên nhân?

Những ngày qua, tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Tại Mỹ, ba dịch bệnh cùng lúc gia tăng gồm Covid-19, cúm và bệnh do virus hợp bào hô hấp RSV. Chỉ tính riêng Covid, tuần qua nước này ghi nhận hơn 20.000 ca nhập viện. Tình hình cũng tương tự tại các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia.

Tại Việt Nam, thống kê 10 tháng đầu năm 2023 từ 4 bệnh viện (BV) ở HCM gồm BV Bệnh Nhiệt đới, BV Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành Phố cho thấy có 223 ca đã tử vong do bệnh lý hô hấp. Các BV, trường học đang ghi nhận nhiều trẻ em nghỉ học, ca bệnh nhập viện điều trị do bệnh viêm đường hô hấp do cúm, adeno virus, RSV…

Nửa tháng trở lại đây, nhiều học sinh ở Hà Nội phải nghỉ học vì sốt, ho do mắc úm A và B. Ở quận Tây Hồ, giáo viên chủ nhiệm một vài lớp cho biết học sinh nghỉ học quá nửa vì cúm.

Tại BVĐK Tâm Anh TP HCM, BS.CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê, Phó khoa Nhi thông tin gần đây số ca mắc viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus như cúm nhập viện tăng cao. Nhiều bệnh nhi có diễn tiến ban đầu là nhiễm siêu vi, cảm, sốt thông thường nhưng bội nhiễm thêm các loại virus, vi khuẩn khác gây nhiễm trùng, viêm phổi, phải nhập viện, thậm chí thở oxy.

Bệnh nhi đến thăm khám tại BVĐK Tâm Anh TPHCM. Ảnh: Mộc Thảo

Tương tự, các bệnh viện ở khu vực phía Bắc cũng ghi nhận tăng cao số người già, người có bệnh lý nền nhập viện vì viêm đường hô hấp cấp tính, viêm phổi. Nhiều trường hợp trở nặng do tự điều trị tại nhà.

Các chuyên gia cảnh báo có nhiều nguyên nhân "cộng hưởng" khiến tình hình dịch bệnh hô hấp diễn biến phức tạp như thời tiết lạnh và giao thương, du lịch cuối năm tăng cao là điều kiện thuận lợi lây lan mầm bệnh hô hấp. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tình hình tiêm chủng mở rộng (TCMR) bị gián đoạn, nhiều trẻ em chưa tiêm đầy đủ các loại vaccine quan trọng nên rất dễ mắc bệnh khi tiếp xúc mầm bệnh. Sởi, bạch hầu, ho gà là 3 bệnh có nguy cơ bùng phát lại nếu tỷ lệ tiêm chủng sụt giảm. Thống kê từ hệ thống giám sát dịch bệnh cho thấy số ca mắc bạch hầu, ho gà, sởi đang gia tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2022 với 48 ca mắc và 3 ca tử vong do bạch hầu, 31 ca mắc ho gà và 350 ca sốt phát ban nghi sởi.

Do đó, người dân không nên lơ là. Phòng các bệnh đã có vaccine là biện pháp hiệu quả, tiết kiệm, tạo miễn dịch chéo, tránh dịch chồng dịch.

Đến tiêm vaccine cúm lần 4 tại VNVC Hoàng Văn Thụ (TPHCM), ông Bùi Văn Thanh (67 tuổi) cho biết từ khi tiêm vaccine sức khỏe ông tốt lên hẳn, giảm các triệu chứng thường gặp mùa lạnh như mệt mỏi, khò khè, ho về đêm.

"Tôi bắt đầu tiêm vaccine cúm khi dịch Covid-19 bùng phát và thấy đỡ bệnh vặt hẳn. Trước đó bị cảm sốt, tôi phải mất 2 tuần mới hết nay chỉ 1-2 ngày là khỏi", ông Thanh kể.

Ông Thanh cùng sổ tiêm gồm 4 mũi cúm tại VNVC. Ảnh: Mộc Thảo

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết nhiều người vẫn còn quan niệm tiêm chủng chỉ dành cho trẻ em mà bỏ qua cơ hội phòng bệnh cho thanh thiếu niên, người lớn, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền tim mạch, thận, phổi… Các loại vaccine hô hấp đã có vaccine cần tiêm là cúm, phế cầu, bạch hầu, ho gà, sởi, rubella…

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tiêm vaccine phòng cúm hàng năm là biện pháp phòng bệnh đơn giản và tiết kiệm. Vaccine giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh, giảm 60% biến chứng và giảm 70-80% tỷ lệ tử vong do cúm.

Phế cầu là tác nhân hàng đầu gây viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm tai giữa ở cả trẻ em và người lớn. Các nghiên cứu chỉ ra vaccine phế cầu không chỉ giúp phòng bệnh, biến chứng mà còn giảm viêm phổi do nhiễm các virus khác.

Ho gà thường gây bệnh nặng, biến chứng tổn thương não và tử vong cao cho trẻ dưới 1 tuổi. 80% người tiếp xúc cùng hộ gia đình với người bệnh có thể bị lây.

Sởi có thể gây biến chứng viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não sau sởi. Thai phụ mắc sởi tăng nguy cơ tử vong, thai chết lưu, đẻ non.

Thai phụ mắc rubella khiến bé sinh ra nguy cơ cao mắc rubella bẩm sinh làm chậm phát triển trí tuệ, dị tật bẩm sinh.

Theo bác sĩ Chính vaccine phế cầu và cúm tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi và 6 tháng tuổi. Vaccine có thành phần bạch hầu - ho gà tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi. Vaccine sởi đơn hoặc sởi - quai bị - rubella tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi.

Phụ nữ mang thai cần tiêm sởi - quai bị - rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng; vaccine phế cầu tiêm trước khi mang thai, không cần ngừa thai sau tiêm; vaccine cúm, bạch hầu - ho gà - uốn ván tiêm vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

Sau lịch tiêm cơ bản, người dân cần chú ý tiêm nhắc nhằm tăng cường kháng thể. Vaccine phế cầu, người từ 2 tuổi trở lên chỉ cần tiêm một mũi. Vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván cần tiêm nhắc mỗi 10 năm. Người chưa rõ lịch sử tiêm chủng cần tiêm 2 mũi vaccine sởi - quai bị - rubella.

Hiện, gần 150 trung tâm tiêm chủng VNVC đã có mặt trên cả nước, sẵn sàng các vaccine chất lượng, trong đó có các vaccine phòng bệnh hô hấp kể trên. Tất cả vaccine đều được bảo quản trong hệ thống kho lạnh và dây chuyền lạnh đạt chuẩn quốc tế đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người tiêm.

VNVC đang miễn phí vaccine lao cho trẻ sơ sinh, áp dụng chương trình "tiêm ngừa trước, trả tiền sau" không lãi suất cho các gói vaccine.

Nhật Linh