ASEAN xây dựng niềm tin vào kinh tế số

ASEAN ra mắt thỏa thuận khung về kinh tế số vào năm ngoái tại Indonesia. Ảnh: Ban Thư ký ASEAN

Tháng 9/2023, tại Hội nghị hội đồng Cộng đồng kinh tế Hiệp hội Các quốc gia khu vực Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 23 diễn ra ở , các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN chính thức khởi động đàm phán Hiệp định khung kinh tế kỹ thuật số ASEAN (DEFA - ASEAN). Đây là hiệp định kinh tế số toàn khu vực lớn đầu tiên trên thế giới.

Theo ông Joo-Ok Lee - Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Tầm nhìn của là sự thống nhất: Một tầm nhìn, một bản sắc và một cộng đồng.

Do đó, tạo dựng niềm tin lớn hơn giữa các quốc gia thành viên ASEAN vào các công cụ chính sách và tầm nhìn là điều tối quan trọng đối với sự tiến bộ và khát vọng phát triển một cộng đồng cơ hội cho tất cả mọi người. Một cơ hội lớn như vậy là nền kinh tế số, dự kiến sẽ tăng từ quy mô hiện tại khoảng 300 tỷ USD lên gần 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

ASEAN là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới với mức tăng trưởng GDP đạt 4,6% vào năm 2023 và dự kiến đạt 4,8% vào năm 2024. Đến năm 2030, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới.

Sự năng động đó được thúc đẩy bởi dân số 700 triệu người bao gồm những cá nhân trẻ, có học thức ngày càng tăng và tầng lớp trung lưu đang phát triển.

Kinh tế số là động lực tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN. Ảnh: Blogs.worldbank

Ông Joo-Ok Lee cho rằng, đối với nhiều người trong khu vực, đặc biệt là giới trẻ, việc tích hợp công nghệ số vào cuộc sống hằng ngày thay đổi cách họ tiếp nhận thông tin, mua hàng hóa và dịch vụ, sử dụng dịch vụ tài chính và tương tác với chính phủ.

Trong khi đó, các chính phủ trên khu vực nhận ra tầm quan trọng của việc khai thác quá trình chuyển đổi số đang diễn ra để có những chính sách tốt và triển khai nhằm thúc đẩy nền kinh tế số khu vực phát triển mạnh. Trong số này có Kế hoạch tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025 và Lộ trình Bandar Seri Begawan về chuyển đổi số trong ASEAN để đẩy nhanh phục hồi kinh tế ASEAN và hội nhập kinh tế số.

Với tầm nhìn và kế hoạch sẵn có, DEFA - ASEAN có tiềm năng biến đổi khu vực, có thể đưa ra kế hoạch chi tiết về cách đạt được sự hài hòa giữa các quốc gia đang ở các giai đoạn hội nhập kỹ thuật số khác nhau.

Trong số các chủ đề đàm phán sẽ có thương mại kỹ thuật số, thương mại điện tử xuyên biên giới, an ninh mạng và an toàn trực tuyến, ID kỹ thuật số, thanh toán số, luồng dữ liệu, chính sách cạnh tranh, kỹ năng số, di chuyển nhân tài cũng như các chủ đề mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI).

Bằng cách tham gia vào các cuộc đàm phán DEFA - ASEAN, các quốc gia thành viên đang xây dựng niềm tin cho doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư trong nền kinh tế kỹ thuật số ASEAN toàn diện và bền vững, mở đường cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và cơ hội đầu tư.

NAM VIỆT