Chứng khoán Mỹ rung lắc, S&P 500 có tuần giảm mạnh nhất hơn 1 năm

Chỉ số S&P 500 có tuần giảm mạnh nhất hơn 1 năm. Ảnh: AP

Các chỉ số chính trên sàn Phố Wall diễn biến ngược chiều trong phiên giao dịch ngày 19/4 do nhà đầu tư lo ngại ục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ duy trì lãi suất cao trong thời gian lâu hơn.

Theo CNBC, chốt phiên, chỉ số Composite sụt 2,05% về mức 15.282,01 điểm. Chỉ số S&P 500 rớt mốc 5.000 điểm khi mất 0,88% xuống còn 4.967,23 điểm. Cả 2 chỉ số này cùng có 6 phiên giảm liên tiếp, chứng kiến chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2022.

Trong khi đó, chỉ số Dow Jones cộng 211,02 điểm (tương đương 0,56%) lên 37.986,40 điểm, nhờ đà tăng hơn 6% của cổ phiếu Express.

Cổ phiếu lao dốc hơn 9% dù đón nhận kết quả doanh thu và lợi nhuận quý 1 đều vượt kỳ vọng.

Cổ phiếu chip bị bán tháo mạnh ở cuối phiên giao dịch - một dấu hiệu cho thấy giới đầu tư đang tăng tốc rút khỏi lĩnh vực đã dẫn dắt xu hướng thị trường giá lên trong thời gian gần đây.

Cổ phiếu Nvidia trải qua phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020. Thậm chí, cổ phiếu hãng chip Super Micro Computer còn “bay” hơn 23%.

Trong khi nhóm cổ phiếu công nghệ gây áp lực lên thị trường Phố Wall, những lo ngại của nhà đầu tư về việc leo thang xung đột tại Trung Đông gần như biến mất sau cuộc tấn công đáp trả của Israel vào Iran.

Giá dầu tăng hơn 3% ở đầu phiên ngày 19/4, nhưng sau đó hạ nhiệt. Hợp đồng tương lai của Dow Jones từng có thời điểm mất hơn 500 điểm do những lo ngại rằng cuộc tấn công trả đũa của Israel có thể châm ngòi cho chiến tranh.

Theo ông George Ball, Chủ tịch Công ty Sanders Morris, giới đầu tư “thở phào” khi đánh giá phản ứng của Israel với Iran là “hạn chế” và nhằm tránh leo thang căng thẳng.

Tuy nhiên, ông Ball nói rằng nhà đầu tư cũng cần đề phòng trước các rủi ro địa chính trị trong quá trình ra quyết định trong thời gian tới.

Tuần này, S&P 500 chứng kiến tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2023 trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng xung quanh ạm phát và chính sách tiền tệ. Với mức giảm hơn 3%, đây cũng là tuần giảm thứ 3 liên tiếp của S&P 500.

S&P 500 hiện sụt hơn 5% so với mức đỉnh 52 tuần. Một phần sức ép giảm điểm đến từ các cổ phiếu công nghệ, khi lĩnh vực này có kết quả tệ nhất trong S&P 500 trong phiên ngày thứ Sáu cũng như trong tuần.

Bên cạnh đó, đà lao dốc của chỉ số này cũng xuất phát từ sự thay đổi kỳ vọng về thời điểm Fed bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ. Thị trường hiện dự báo Fed sẽ đợi tới ít nhất là tháng 9 để giảm lãi suất, thay vì tháng 6 như kỳ vọng trước đây.

Chuyên gia trưởng về đầu tư Bill Northey tại U.S. Bank Wealth Management, cho biết: “Tâm lý nhà đầu tư dường như đang xáo trộn khi đón nhận các dữ liệu kinh tế trái ngược. Lạm phát đang nóng hơn dự báo của thị trường cũng như kỳ vọng của giới chức Fed”.

Trong khi đó, Chủ tịch Fed tại Chicago Austan Goolsbee hôm 19/4 nhận định rằng tiến trình lạm phát đã “bị đình trệ”, điều này cũng có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ phải kiên nhẫn hơn trong việc đảo ngược chính sách thắt chặt hiện tại.

Tính chung trong tuần, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite cũng mất 5,5%, đánh dấu tuần đi xuống thứ 4 liên tiếp và là chuỗi giảm điểm dài nhất kể từ tháng 12/2022. Ngoài ra, chỉ số này cũng trải qua 5 phiên giao dịch tệ nhất kể từ tháng 11/2022.

Ở chiều ngược lại, chỉ số Dow Jones nhích 0,01%, chốt tuần tăng điểm đầu tiên sau trong 3 tuần vừa qua.

Nguyễn Thu