Chứng khoán tuần 24/6- 28/6: Cân nhắc gia tăng trở lại các mã đầu ngành

Kỳ vọng vượt lên vùng giá cao nhất tháng 5

VN-INDEX kết tuần tại 1.282,02 điểm, tăng nhẹ 0,16% so với tuần trước, duy trì trên vùng giá trung bình 20 phiên quanh 1.280 điểm. Thị trường giao dịch với mức độ phân hóa rất mạnh, thanh khoản suy giảm với phần lớn các cơ hội tăng giá vượt trội chủ yếu đột biến ở sàn Upcom khi chỉ số UP-INDEX đang hướng đến vùng giá cao nhất năm 2022.

Các chuyên gia phân tích tại Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHC) nhận định, xu hướng ngắn hạn VN-INDEX duy trì tích lũy trong vùng 1.250 điểm - 1.300 điểm với điểm cân bằng là vùng giá quanh 1.280 điểm, tương ứng giá trung bình 20 phiên. “Với diến biến hiện tại VN-INDEX đang kỳ vọng vượt lên vùng giá 1.285 điểm, vùng giá cao nhất tháng 05/2024, hướng đến trở lại vùng kháng cự 1.295 điểm. Trường hợp kém tích cực VN-INDEX sẽ quay trở lại giao dịch trong vùng 1.250 điểm -1.280 điểm".

Ảnh minh họa

Xu hướng trung hạn, Chứng khoán cho rằng, VN-INDEX đang tích lũy ở trong kênh hẹp hơn 1.245- 1.255 điểm đến 1.300 điểm, mở rộng lên 1.320 điểm (theo hình). Trong đó vùng 1.245 -1.255 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023, 1.300 -1.320 điểm là vùng giá cao nhất tháng 06, 08/2022. Điểm cân bằng là 1.280 điểm và tương đồng với xu hướng ngắn hạn.

“Xu hướng ngắn trung hạn hiện nay cần chờ thêm các đánh giá, cập nhật mới về kết quả kinh doanh quí II/2024, cũng như tăng trưởng GDP quý II, khi quý II/2024 sắp kết thúc. Diễn biến tích lũy là phù hợp trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị trên ế giới, áp lực lạm phát, tỷ giá, khối ngoại bán ròng chưa hạ nhiệt mặc dù nền kinh tế vẫn đang duy trì tăng trưởng, lãi suất đang ổn định trên nền thấp”, SHS phân tích.

Trong ngắn hạn, chỉ số VN-INDEX đang dần cải thiện khi duy trì trên đường giá trung bình 20 phiên. Các chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư ngắn hạn sau khi đã cơ cấu danh mục, tỷ trọng hợp lý, dưới mức trung bình có thể cân nhắc, xem xét chọn lọc gia tăng trở lại đối với các mã chất lượng tốt, các mã đầu ngành.

Đối với các nhà đầu tư trung - dài hạn nắm giữ danh mục hiện tại cần đánh giá cẩn trọng hơn dựa trên kết quả kinh doanh quý II và triển vọng cuối năm của các doanh nghiệp đầu ngành, khi quý II/2024 đang dần kết thúc. Trường hợp tỷ trọng hợp lý, dưới mức trung bình có thể xem xét giải ngân các mã đang có thanh khoản gia tăng tốt trở lại. Mục tiêu là các mã cổ phiếu đầu ngành, dự báo có có kết quả kinh doanh triển vọng tích cực trong cuối năm.

Khối ngoại bán ròng trên cả 2 sàn

Sau tuần giao dịch giảm điểm trước đó, VN-INDEX nhìn chung đi ngang trong tuần vừa qua khi kết tuần tại 1.282,02 điểm, tăng +2,11 điểm (+0,16%). HNX-INDEX kết tuần tại mốc 244,36 điểm tăng +0,39 điểm (+0,16%). Dù vậy, thị trường vẫn cho thấy những tín hiệu tích cực khi VN-INDEX trong tuần đã nhiều lần kiểm định lại mốc hỗ trợ mạnh quanh vùng 1.270 điểm và sau đó đều phục hồi lên lại vùng quanh 1.280 điểm.

Thanh khoản trên cả 2 sàn tuần này giảm so với tuần giao dịch trước đó, diễn biến thường thấy khi nhà đầu tư thận trọng trong tuần đáo hạn phái sinh và tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF. Khối lượng giao dịch khớp lệnh giảm 12,8% tại HOSE và giảm 25,1% tại HNX.

Khối ngoại tuần qua vẫn duy trì bán ròng với -4.963 tỷ đồng tại HOSE trong đó tập trung tại mã FPT (-1.127 tỷ), bên cạnh các mã HPG (-399,3 tỷ), (-378,4 tỷ) và VHM (-353,9 tỷ)… Cùng với đó, lực bán ròng tuần này từ khối ngoại cũng diễn ra trên sàn HNX với -55,2 tỷ đồng, tập trung tại các mã PVS (-75,8 tỷ), SHS (-28,2 tỷ) và HUT (-13,2 tỷ), chiều mua ròng nổi bật với MBS (+77,6 tỷ), VCS (+5,9 tỷ).

Nhóm ngành nổi bật đóng góp cho sự phục hồi của thị trường tuần này là Viễn Thông với các mã VGI (+9,7%), FOX (+1,92%), PIA (+15,79%) và đặc biệt là các mã trên sàn Upcom như TTN (+24,1%), MFS (+77,75%), ABC (+33,78%)...

Ngoài nhóm Viễn Thông, một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến ấn tượng như Dầu khí, tiêu biểu với PLX (+4,44%), OIL (+20,72%), POS (+17,15%)... Nhóm Ô tô và Phụ tùng cũng giao dịch tích cực với SVC (+9,47%), HAX (+2,64%), CTF (+4,05%), DRC (+0,44%)... nhóm cổ phiếu Công nghệ thông tin cũng giao dịch trong sắc xanh với FPT (+3,89%), CMG (+0,86%), ICT (+25,33%).

Ghi nhận trong tuần qua, một số ngành khác chứng kiến nhiều mã điều chỉnh như ngành Chứng khoán với (-1,66%), VND (-9,24%), HCM (-2,6%), VIX (-3,85%)... Đa số cổ phiếu ngành Thực phẩm và đồ uống có một tuần giao dịch giảm điểm, cụ thể là các trụ SAB (-3%), VNM (-0,3%), KDC (-4,11%).

Trên thị trường phái sinh, tuần vừa qua hợp đồng tháng 6 đã đáo hạn và kết tuần kỳ hạn VN30F2407 +1,4 điểm (+0,11%), đóng cửa tại 1.320,9 điểm, chênh lệch +0,97 điểm so với VN30 điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư luôn bám sát diễn biến trên thị trường cơ sở. Tổng khối lượng hợp đồng giao dịch trong phiên cuối tuần +15,2% so với phiên trước và cao hơn mức trung bình 20 phiên.

Xu hướng ngắn hạn của VN30F2407 vẫn vận động trong vùng 1.300 - 1.340 điểm. Các kỳ hạn xa hơn là VN30F2408 VN30F2409 VN30F2412 chênh lệch từ +0,27 điểm đến +2,27 điểm so với VN30.

Mộc Trà