Chuyển đổi số giáo dục mở ra nhiều triển vọng hấp dẫn trong cuộc đua công nghệ

Xu hướng tất yếu của ngành giáo dục

Theo các chuyên gia giáo dục, sự bùng nổ của công nghệ đã giúp quá trình ển đổi số trong giáo dục Việt Nam tiếp nhận thêm nhiều phương thức giảng dạy mới, mang lại tín hiệu tích cực. Các thiết bị thông minh như: Máy chiếu, bảng điện tử,... hỗ trợ học tập được lắp đặt tại các phòng học.

Một vài ví dụ về chuyển đổi số trong giáo dục: Nhiều trường học tiến hành áp dụng phương thức dạy học trực tuyến, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên học tập linh hoạt và an toàn, như tổ chức các khóa học E-learning, tài liệu, Ebook online,...

Theo thống kê, có 63 cơ sở giáo dục đào tạo, 710 phòng giáo dục đào tạo đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chung. Bên cạnh đó, 82% các trường thuộc khối phổ thông tiến hành sử dụng phần mềm quản lý trường học.

Việc áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục đã góp phần thúc đẩy hoạt động “học tập suốt đời” cùng các tài liệu trực tuyến. Trong số đó có thể kể đến hoạt động chia sẻ 5.000 bài giảng điện tử cùng 7.000 luận văn, hơn 31.000 câu hỏi trắc nghiệm,… từ những người dạy học có chuyên môn.

Việc áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục đã góp phần thúc đẩy hoạt động “học tập suốt đời” cùng các tài liệu trực tuyến

Tiến sĩ Lê Đức Thuận - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình nhấn mạnh: “Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngành giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0. Việc ứng dụng dữ liệu và AI vào giáo dục sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy và học, cá nhân hóa việc học tập cho học sinh, đồng thời tạo môi trường học tập sáng tạo và hiệu quả để có thể phát triển toàn diện và làm chủ thế giới số”.

Được biết, trong những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình luôn quan tâm và chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý và dạy học.

Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu quận Ba Đình ban hành các đề án, kế hoạch nhằm thúc đẩy đầu tư cơ sở vật chất nói chung hạ tầng số nói riêng.

"Nhờ đó, 100% các trường học được cải tạo, sửa chữa, xây mới, sáp nhập, chia tách để nâng tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của quận từ 54% (xếp thứ 29/30 quận huyện) vào năm 2020 lên tỷ lệ 88% (xếp thứ 3/30 quận huyện)" - Tiến sĩ Lê Đức Thuận chia sẻ.

Bên cạnh đó, 100% các trường học được trang bị màn hình LED sân khấu, mái che sân trường; màn LED cổng trường cũng như màn LED phòng hội đồng; hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số được trang cấp để định hướng xây dựng trường học thông minh.

Với những cố gắng đó, giáo dục Ba Đình đã vươn lên từ thứ 17 (năm 2020) lên thứ 2/30 quận, huyện, thị xã tính đến thời điểm hiện nay.

Với nền tảng số, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình là đơn vị tiên phong đã cài đặt hệ thống Google Workspace for Education cho 100% các cơ sở giáo dục, cho 100% của gần 4.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành.

Đồng quan điểm, ông. Phạm Hoàng Quân, Hiệu trưởng Trường đại học ài Gòn chia sẻ, trong thời đại công nghệ 4.0, việc chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.

"Để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong giáo dục, Trường đại học Sài Gòn đã thành lập Viện Khoa học Dữ liệu - Trí tuệ nhân tạo là đối tác chiến lược của Google for Education trong việc xây dựng và kiểm định các mô hình trường học số Google, cũng như chương trình phổ cập trí tuệ nhân tạo theo đề án của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh" - ông Phạm Hoàng Quân nói.

Chuyển đổi số trong giáo dục đang mở ra nhiều triển vọng hấp dẫn

Theo các chuyên gia, chuyển đổi số trong giáo dục mở ra nhiều cơ hội trong việc cải thiện và phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trong thời đại công nghệ 4.0.

Một số cơ hội nổi bật: Tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trong đó sự phát triển của công nghệ thông tin và internet tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giáo dục trực tuyến. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm mạng internet nhanh và ổn định, sẽ giúp thúc đẩy giáo dục số.

Bên cạnh đó, là sự phát triển của hệ thống học trực tuyến. Các nền tảng học trực tuyến và khóa học trực tuyến mở (MOOCs) cung cấp cơ hội cho mọi người tiếp cận giáo dục một cách linh hoạt và phù hợp với nhu cầu cá nhân, không phân biệt giới tính, địa lý hay tình trạng kinh tế.

Ngoài ra, sự hỗ trợ và đầu tư từ Chính phủ và các tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục.

Tuy nhiên, hiện nay, các tổ chức giáo dục có thể lo lắng về vấn đề công nghệ thay thế hệ thống giáo dục truyền thống và ngần ngại bước ra khỏi vùng an toàn. Do đó, cần thuyết phục với các giáo viên rằng, công nghệ tiên tiến nhất cũng không bao giờ có thể thay thế họ. Thay vào đó, chuyển đổi số sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho giáo viên trong việc chuẩn bị tài liệu, hoạt động lớp học, đồng thời giúp các bài học trở nên thú vị và có nhiều thông tin hữu ích hơn.

Quá trình chuyển đổi số trong giáo dục mang đến nhiều lợi ích vô cùng to lớn. Tuy nhiên, cũng đồng thời đối diện với một số thách thức như thiếu hạ tầng kỹ thuật và internet, khó khăn trong đào tạo năng lực số hóa cho giáo viên, chấp nhận sự thay đổi, phân hóa tiếp cận công nghệ, sự khác biệt về kiến thức của giáo viên, chi phí đầu tư ban đầu,...

Thực tế cho thấy, hiện nay, các trường đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để thích ứng với công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong giáo dục, song, bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã tham gia sâu vào quá trình chuyển đổi số trong giáo dục, này. Chia sẻ về mặt giải pháp, ông Đỗ Trần Bình Minh - Tổng giám đốc Công ty AI Education đã giới thiệu các giải pháp toàn diện của Google for Education giúp thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục, xây dựng giáo dục số và trường học số.

Các giải pháp này bao gồm: Bộ công cụ Google Workspace for Education; Công cụ Google Classroom; Kinh nghiệm triển khai các giải pháp dữ liệu giúp hoạch định chiến lược đào tạo, ra quyết định dựa vào dữ liệu lớn từ các nước trong khu vực châu Á.

Tích hợp công nghệ vào quy trình giảng dạy: Công nghệ giúp nâng cao phương pháp giảng dạy, tạo ra môi trường học tập tương tác và hấp dẫn hơn. Các công cụ như bảng trắng thông minh, phần mềm giáo dục và ứng dụng di động có thể giúp tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và kỹ năng tư duy.

Theo các chuyên gia, chuyển đổi số là bước chuyển mình mạnh mẽ, đòi hỏi sự thay đổi từ trong tư duy, nhận thức của mỗi người. Do vậy, cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, phổ cập tầm quan trọng cho giáo viên, giảng viên, cán bộ nhà trường. Từ đó mới phối hợp cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục.

Thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới trong giáo dục, nghiên cứu và đổi mới trong giáo dục là cơ hội để phát triển các công cụ, phương pháp giảng dạy mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu tiểu luận, cũng như chấp nhận sự thay đổi và đổi mới, sẽ giúp tạo ra một môi trường giáo dục tiên tiến hơn.

Những cơ hội này cho thấy rằng chuyển đổi số trong giáo dục đang mở ra nhiều triển vọng hấp dẫn. Để đạt được thành công trong quá trình này, cần có sự đồng lòng và phối hợp của toàn xã hội, bao gồm cả giáo viên, học sinh, gia đình, cộng đồng và Chính phủ.

Đỗ Nga