Mỹ nhập khẩu dầu Nga: Động thái chiến lược hay mâu thuẫn chính sách?

Hình minh họa

Vào tháng 11/2023, ỹ đã thực hiện một bước chuyển hướng chiến lược bằng cách nhập khẩu dầu thô trị giá 749.500 USD từ Nga, một động thái chưa từng xảy ra kể từ khi các lệnh trừng phạt sâu rộng được áp dụng vào tháng 4/2022. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh những thách thức năng lượng toàn cầu đang diễn ra và đặt ra câu hỏi quan trọng về tính nhất quán và mục tiêu thương mại của Mỹ.

Lệnh cấm nhập khẩu dầu, khí đốt và các năng lượng khác của là biện pháp chính trong phản ứng của Mỹ trước căng thẳng địa chính trị, phù hợp với những nỗ lực của quốc tế. Tuy nhiên, việc nối lại nhập khẩu dầu từ Nga gần đây đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về động cơ cơ bản và những hậu quả tiềm ẩn đối với các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là ở châu Âu và Nhật Bản.

Tiberio Graziani, chủ tịch Vision & Global Trends - Viện phân tích toàn cầu cho rằng, chính sách thương mại của Mỹ, đặc biệt là trong thị trường năng lượng, vốn được vận hành với mục đích bá quyền.

Khi được hỏi liệu hành động này có vi phạm chính sách trừng phạt của chính nước Mỹ hay không, ông Graziani nhấn mạnh bản chất bá quyền trong các chiến lược thương mại của nước này. Mỹ, bằng cách nối lại nhập khẩu dầu của Nga, dường như mâu thuẫn với khuôn khổ trừng phạt của chính họ, một quyền tự do mà các đồng minh của họ, chẳng hạn như EU và Nhật Bản, không được hưởng.

Bên cạnh đó, ông Graziani cũng làm sáng tỏ lý do đằng sau việc Mỹ nối lại nhập khẩu dầu của Nga. Ông chỉ ra rằng động thái này nhằm tước đi cơ hội của các đồng minh châu Âu trong việc tái thiết lập các hoạt động kinh tế - thương mại với Nga. Quan trọng hơn, nó tạo sự ràng buộc lâu dài với thị trường năng lượng Mỹ, từ đó khiến khu vực kinh tế-công nghiệp châu Âu ngày càng phụ thuộc vào họ.

Năm 2022, Mỹ cùng với các nước 7, EU, Thụy Sĩ và Úcđưa ra mức trần đối với dầu Nga nhằm giảm doanh thu của nước này. Các công ty từ các quốc gia này bị cấm cung cấp dịch vụ vận chuyển, bảo hiểm và tài chính cho dầu Nga được bán vượt quá giới hạn quy định là 60 USD/thùng. Các sản phẩm dầu mỏ sẽ có mức trần giá tùy theo loại, với dầu diesel được giới hạn ở mức 100 USD/thùng và dầu mazut ở mức 45 USD/thùng.

Anh Thư

AFP