Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân, doanh nghiệp

Đồng chí Hồ Thị Nguyên Thảo, đồng chí Lê Văn Thìn và các đại biểu dự hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024. Ảnh: LÊ HẢO

Ngành Ngân hàng theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, không để bị động, bất ngờ; tiếp tục đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp, người dân, nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Thủ tướng Chính phủ ạm Minh Chính yêu cầu như vậy khi phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng 8/1.

Phó Thủ tướng Chính phủ ê Minh Khái, lãnh đạo các bộ, ban ngành trung ương, địa phương và lãnh đạo tổ chức tín dụng cùng tham dự hội nghị.

Tại điểm cầu Phú Yên, đồng chí Hồ Thị Nguyên Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Lê Văn Thìn, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; ban lãnh đạo ân hàng Nhà nước chi nhánh Phú Yên cùng lãnh đạo các ngân hàng trên địa bàn tỉnh và đại diện một số ngành liên quan tham dự.

Năm 2023, nền kinh tế nói chung, hoạt động của ngành Ngân hàng nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức khi kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, ạm phát cao, ngân hàng trung ương nhiều nước tiếp tục neo giữ lãi suất điều hành ở mức cao. Trong nước, các động lực tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đều gặp thách thức do cầu thế giới thấp; doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do đơn hàng, thị trường sụt giảm...

Trong bối cảnh đó, NHNN đã chủ động bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để kịp thời điều chỉnh chính sách, ban hành và triển khai thực hiện đồng bộ, tối ưu các công cụ, giải pháp điều hành, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng.

NHNN đã 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, với mức giảm 0,5-2%/năm; đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí và áp dụng đồng bộ các biện pháp giảm mặt bằng lãi suất cho vay, gia tăng các chương trình, sản phẩm tín dụng đặc thù, ưu đãi..., tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng. Nhờ vậy, đến cuối năm, tín dụng toàn ngành đạt 13,56 triệu tỉ đồng, tăng 13,71% so với cuối năm 2022.

Trong năm 2024, NHNN tiếp tục điều hành tín dụng chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 15%. NHNN cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, tháo gỡ và thúc đẩy mở rộng tín dụng tiêu dùng đi đôi với an toàn, lành mạnh, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Phú Yên. Ảnh: LÊ HẢO

NHNN tiếp tục triển khai quyết liệu, hiệu quả đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số. Đồng thời hoàn thiện thể chế pháp luật ngân hàng nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thuận lợi cho điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận và biểu dương những đóng góp của ngành Ngân hàng vào thành tựu chung của đất nước năm qua. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong năm 2024 và cả giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng yêu cầu ngành Ngân hàng đoàn kết, chung sức, đồng lòng cùng các bộ, ban ngành trung ương và địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao trên tinh thần “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”.

Thủ tướng cũng đề nghị ngành Ngân hàng theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, không để bị động, bất ngờ; tiếp tục đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp, người dân, nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng...

Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, yêu cầu đặt ra trong năm 2024 của ngành Ngân hàng là rất lớn. Thủ tướng tin rằng với sự đồng lòng, đoàn kết, ngành Ngân hàng tiếp tục phát huy thành tựu đạt được, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trong năm 2024.

LÊ HẢO