Thanh tra chuyên ngành tài chính: Linh hoạt cách thức, đúng trọng tâm, trọng điểm

Nguồn: Bộ Tài chính Infographic: Hồng Vân

Thu nộp ngân sách 2.801 tỷ đồng

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 27.675 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 282.043 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan và qua điều tra chống buôn lậu bắt giữ 5.239 vụ; kiến nghị xử lý về tài chính 27.294 tỷ đồng; số tiền đã thu nộp ngân sách nhà nước (NSNN) là 2.801 tỷ đồng.

Riêng Thanh tra Bộ Tài chính đã kịp thời triển khai 8 cuộc thanh tra theo kế hoạch và tổng hợp kết quả của 9 kết luận thanh tra, kết quả kiểm tra (các cuộc thanh tra, kiểm tra năm 2020 chuyển sang). Qua thanh tra, kiểm tra đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 5.026 tỷ đồng. Các đơn vị được thanh tra đã thực hiện nộp NSNN gần 101 tỷ đồng. Đồng thời, có nhiều kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý tài chính ngân sách, tiền, tài sản nhà nước và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách liên quan đến công tác quản lý, điều hành tài chính ngân sách và cơ chế chính sách đặc thù của các ngành, lĩnh vực.

Bên cạnh đó, công tác xử lý sau thanh tra được thực hiện đúng quy định và quy trình xử lý sau thanh tra từ khâu tiếp nhận hồ sơ, theo dõi đôn đốc, xử lý giải trình kiến nghị của đối tượng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị thanh tra. Tổng số hồ sơ tiếp nhận trong 6 tháng đầu năm 2021 là 6 hồ sơ các đoàn thanh tra, kiểm tra; việc tiếp nhận hồ sơ đoàn thanh tra được thực hiện theo đúng quy trình xử lý sau thanh tra.

Xử nghiêm các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu

Theo Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Trần Huy Trường, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19, các tổ chức thanh tra chuyên ngành và Thanh tra Bộ đã chủ động, thường xuyên cập nhật tình hình thực tiễn, thời sự ảnh hưởng đến tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của đơn vị; bám sát chỉ đạo, định hướng của Quốc hội, Chính phủ; nắm bắt thông tin về tình hình ảnh hưởng của dịch

Covid 19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch triển khai thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2021 theo đúng định hướng của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của Bộ.

Cũng theo ông Trần Huy Trường, trong những tháng còn lại của năm 2021, các đơn vị cần thường xuyên cập nhật tình hình thực tiễn, thời sự ảnh hưởng đến tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó là bám sát chỉ đạo, định hướng của Quốc hội, Chính phủ; nắm bắt thông tin về tình hình ảnh hưởng của dịch Covid 19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để điều chỉnh kế hoạch thanh tra có trọng tâm, trọng điểm và tổ chức triển khai kịp thời kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được phê duyệt; bố trí lực lượng, tổ chức triển khai có hiệu quả để hoàn thành kế hoạch được giao. Một việc cần lưu ý nữa là thực hiện tốt cơ chế giám sát đoàn thanh tra để đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong quá trình thanh tra, kiểm tra... xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2022 theo đúng định hướng của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của Bộ.

Về các giải pháp cụ thể, Thanh tra Bộ Tài chính đã đặt ra mục tiêu tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành. Cùng với đó là tăng cường thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện, phòng ngừa và xử lý kịp thời các sai phạm khi mới bắt đầu phát sinh; tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa Thanh tra Bộ với thanh tra chuyên ngành các Tổng cục đối với các cuộc thanh tra theo chuyên đề, thanh tra diện rộng để có được những đánh giá sâu, toàn diện về cơ chế chính sách được ban hành và hiệu quả phát huy trong thực tiễn. Thanh tra ngành Tài chính đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2021 được giao.

Ngoài ra, các đơn vị trong ngành Tài chính cũng cần tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin, thực hiện tốt các quy chế phối hợp nội bộ cũng như với các cơ quan chức năng khác, nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, các đơn vị thanh tra chuyên ngành tài chính sẽ đẩy mạnh hơn việc cải cách và hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra; khẩn trương nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý thông tin phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành Tài chính; chú trọng phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý rủi ro và các phần mềm phân tích, phân loại đối tượng nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm mới của đối tượng, qua đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chống các hành vi vi phạm,…

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, các đơn vị thanh tra chuyên ngành tài chính sẽ đẩy mạnh hơn việc cải cách và hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra; khẩn trương nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý thông tin phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành Tài chính; chú trọng phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý rủi ro và các phần mềm phân tích, phân loại đối tượng nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm mới của đối tượng, qua đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chống các hành vi vi phạm,…

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Hồng Vân