TRƯỞNG BAN CÔNG TÁC ĐẠI BIỂU NGUYỄN THỊ THANH: MỘT QUỐC HỘI DÂN CHỦ, ĐOÀN KẾT, TRÍ TUỆ

"248 đại biểu có trình độ Thạc sỹ, 144 đại biểu có trình độ là Tiến sỹ, 12 đại biểu là Giáo sư, 20 đại biểu là Phó Giáo sư,… Con số đó đã biết nói ấy đã được khẳng định và chứng minh qua kỳ họp của quốc hội khóa XV, thể hiện một Quốc hội dân chủ, đoàn kết, trí tuệ..." là sự chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương nhân dịp đầu năm mới Xuân Nhâm Dần 2022.

Bà Nguyễn Thị Thanh - Trưởng ban Ban Công tác đại biểu

Phóng viên: Thưa bà, nhìn lại năm đầu tiên của Quốc hội Khóa XV, trong bối cảnh bị tác động nặng nề của đại dịch Covid – 19 thì bà đánh giá như thế nào về kết quả hoạt động của Ban Công tác đại biểu?

Bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng ban Công tác đại biểu: Năm 2021 là năm rất đặc biệt đối với Ban Công tác đại biểu bởi lẽ là năm diễn ra đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trong hoàn cảnh tác động nặng nề của đại dịch Covid -19 nhưng với tinh thần nỗ lực vượt khó, chủ động sáng tạo và được sự chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội khóa XV cũng như khóa XIV, Ban Công tác đại biểu đã triển khai rất hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Ban Công tác đại biểu đã thực hiện 17 nhiệm vụ trọng tâm trong đó có nhiệm vụ rất nổi bật. Cụ thể:

Thứ nhất, tham mưu cho Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), giúp việc cho Hội đồng bầu cử Quốc gia để tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên nhiều phương diện. Kết quả của cuộc bầu cử được cử tri cả nước và bạn bè thế giới đánh giá là cuộc bầu cử thành công, mặc dù diễn ra trong hoàn cảnh rất khó khăn nhưng từ phương diện quy mô số lượng và chất lượng đại biểu đều được nâng lên rõ rệt.

Thứ hai, Ban Công tác đại biểu đã tham mưu cho Đảng đoàn và UBTVQH khóa XIV và khóa XV kiện toàn công tác nhân sự. Kết quả cho thấy, công tác nhân sự được chuẩn bị và thực hiện theo đúng định hướng của Đảng, phát huy dân chủ của đại biểu cũng như chặt chẽ về quy trình thủ tục và đạt được sự đồng thuận rất cao.

Thứ ba, trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng Ban Công tác đại biểu rất nỗ lực trong việc phối hợp với các cơ quan có liên quan đặc biệt là nhận được sự hợp tác của các ĐBQH, nhất là đại biểu mới tham gia lần đầu, tổ chức các lớp bồi dưỡng để nhằm trang bị những kỹ năng hoạt động cho đại biểu như: kỹ năng nghiên cứu các dự án luật cũng như là việc thảo luận tại hội trường, thảo luận tại tổ, kỹ năng tiếp xúc báo chí, kỹ năng khai thác thông tin;... Ban Công tác đại biểu đã sử dụng rất nhiều các phương pháp để giúp cho đại biểu Quốc hội được tiếp cận một cách nhanh nhất, tốt nhất những kỹ năng giúp đại biểu Quốc hội lần đầu trúng cử thích nghi nhanh chóng với hoạt động nghị trường ngay từ những kỳ họp đầu tiên.

Thứ tư, tham mưu cho UBTVQH sửa đổi và ban hành hướng dẫn số 883 về tổ chức Kỳ họp thứ nhất HĐND các cấp và cũng được HĐND các cấp triển khai thuận lợi và đánh giá rất cao.

Bên cạnh đó, Ban Công tác đại biểu cũng đã báo cáo với UBTVQH và thông qua được khung chương trình bồi dưỡng ĐBQH của Quốc hội khóa XV. Theo đó, trong vòng 5 tháng, Ban đã tổ chức được nhiều lớp và được các đại biểu Quốc hội đánh giá rất cao. Để hoạt động Quốc hội khóa XV đi vào nề nếp, chúng tôi đã bám sát vào Chương trình Hành động của Đảng đoàn Quốc hội triển khai Nghị quyết XIII của Đảng với 107 nhiệm vụ của UBTVQH cũng như Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban cũng như các cấp ủy đảng, tổ chức đảng trong Quốc hội, Ban Công tác đại biểu được xác định và giao 9 nhiệm vụ trong Chương trình hành động này. Ban đã triển khai thành công và có kết quả 5/9 nhiệm vụ được giao với sự nỗ lực rất lớn. Kết quả này được UBTVQH đánh giá là có nhiều nỗ lực, cố gắng, sáng tạo.

Ngoài ra, Ban cũng đã tham mưu, nghiên cứu giúp UBTVQH ban hành Quy chế mẫu, ban hành Nghị quyết về tham vấn chuyên gia. Như việc ban hành quy chế mẫu cho Hội đồng dân tộc các Ủy ban xây dựng quy chế hoạt động của các cơ quan của Quốc hội để ngay từ bắt đầu kỳ họp thứ nhất thì hoạt động của Quốc hội đã tiếp tục kế thừa những kinh nghiệm những thành quả đổi mới của các nhiệm kỳ Quốc hội trước đây để có những bước phát triển mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Chúng tôi cũng đã thực hiện được việc là tham mưu nghiên cứu để UBTVQH ban hành Nghị quyết về tham vấn của chuyên gia bởi lẽ 499 ĐBQH là những người rất ưu tú những cũng không phải đã bao quát được tất cả những lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và cũng chưa phải đã bao quát được hết những vấn đề định hướng trong tương lai. Do vậy, hoạt động của ĐBQH ngoài việc nâng cao năng lực của đại biểu thì cần có phương pháp tiếp cận và khả năng khai thác các nguồn lực thông tin từ bên ngoài. Đặc biệt là cơ chế sử dụng chuyên gia của UBTVQH, của lãnh đạo Quốc hội, của các Ủy ban cũng như của ĐBQH cũng trở thành phương thức đổi mới trong hoạt động của Quốc hội. Mặc dù chưa có tiền lệ, nhưng từ sáng kiến và chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, giao cho Ban công tác đại biểu thì cũng chưa có một tiền lệ có một dự thảo nào trước đây đã từng có nhưn Ban đã rất nỗ lực tìm hiểu và vận dụng nghiên cứu những quy định của Đảng, cùng với việc tổ chức các mà nó cũng có những cơ chế mở ra gần như vậy, để rồi tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo nhằm hoàn thiện, xin ý kiến để rồi báo cáo UBTVQH ban hành có Nghị quyết về cơ chế chính sách và cách thức để tham vấn các chuyên gia đối với hoạt động của Quốc hội và của ĐBQH.

Bà Nguyễn Thị Thanh - Trưởng ban Ban Công tác đại biểu, trao đổi với phóng viên

Một nhiệm vụ cũng rất quan trọng của Ban là chăm lo công tác đại biểu kể cả đại biểu không tái cử, đại biểu nghỉ hưu và đại biểu mới trúng cử từ chính sách cho đến công tác thi đua khen thưởng. Trên cơ sở quy định của Đảng và Nhà nước cũng như các quy định của Quốc hội, Ban đã làm rất tốt nhiệm vụ chăm lo chính sách từ lương, phụ cấp, khen thưởng, việc cho đến việc nghỉ hưu, nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ hưu theo quy định đối với rồi các chế độ như là công tác thi đua khen thưởng cho đại biểu không tái cử của đại biểu Quốc hội khóa XIV cũng như cơ chế, điều kiện đảm bảo cho ĐBQH khóa XV để bắt nhịp với công việc để mà đại biểu dành trọn vẹn thời gian cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu.không phải lo gì đến những vấn đề liên quan đến quyền lợi của cá nhân Ban đã làm chọn vẹn công việc như thế.

Chúng tôi cũng đang tiếp tục hoàn thiện các Nghị quyết liên quan đến rà soát chức năng nhiệm vụ của các cơ quan của Quốc hội trong đó có rà soát chức năng nhiệm vụ và ban hành Nghị quyết mới của Viện Nghiên cứu lập pháp; với tinh thần là đổi mới nâng cao năng lực cũng như điều kiện hoạt động cho Viện Nghiên cứu lập pháp đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động của Quốc hội, rồi Truyền hình Quốc hội; cơ cấu tổ chức bên trong và biên chế của Văn phòng Quốc hội và ngay kể cả Ban Công tác đại biểu cũng đang tiến hành rà soát chức năng nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới theo chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội.

Với khối lượng công việc trên, chúng tôi thức hiện khá tốt những nhiệm vụ trong năm và có thể nói là năm 2021 đã khép lại với rất nhiều khó khăn nhưng có thể nói càng khó khăn mới càng thấy nghị lực và tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam, trong đó có cán bộ công nhân viên chức và của ĐBQH đã rất nỗ lực vượt qua khó khăn, làm việc không kể ngày đêm để hoàn thành các nhiệm vụ theo yêu cầu đổi mới đất nước cũng như là phục vụ cho chương trình phòng, chống dịch linh hoạt, thích ứng và phục hồi kinh tế và đưa đất nước ta phát triển trong giai đoàn mới, đáp ứng yêu cầu của Đại hội XIII đề ra.

Phóng viên: Thưa bà, qua theo dõi được biết trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội gần đây thì cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV đạt kết quả tốt nhất về các cơ cấu chủ yếu như: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội; Tỷ lệ đại biểu là người dân tộc thiểu số; Tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách tăng. Đặc biệt, trình độ học vấn của các đại biểu Quốc hội cao “tuyệt đối”. Qua 2 kỳ họp của Quốc hội kháo XV vừa rồi thì kết quả này đã tác động như thế nào đến chất lượng hoạt động chung của Quốc hội?

Bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng ban Công tác đại biểu: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội gần đây thì cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp 2021 -2026 diễn ra trong hoàn cảnh rất đặc biệt, tất cả người dân, cử tri đều biết chúng ta phải gồng mình lên để thực hiện nhiệm vụ này trong bối cảnh đợt dịch lần thứ 4 bùng phát mạnh trên phạm vi cả nước nhưng dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt của Hội đồng bầu cử qQuốc gia cũng như các tổ chức bầu cử từ trung ương đến địa phương đặc biệt là tinh thần yêu nước tự lập tự cường và phát huy dân chủ của người dân.

Như đã nói, cuộc bầu cử đã rất thành công trên tất cả các phương diện về quy mô, tính chất về số lượng ĐBQH cũng như HĐND các cấp. Nhưng điều thật ấn tượng nhất đó là cơ cấu hợp lý và chất lượng ĐBQH được nâng lên. Sau hơn 10 khóa Quốc hội kỳ bầu cử lần này tỷ lệ nữ đã đạt 30, 26%, tỷ lệ đại biểu là người dân tộc thiểu số được tăng lên gần 18%, các cơ cấu như là đại biểu trẻ, đại biểu ngoài đảng cũng đều đạt theo phương hướng nhân sự đã định hướng và đã triển khai trong công tác hiệp thương, nhất là chất lượng ĐBQH đã có tới 99% ĐBQH có trình độ từ đại học trở lên chỉ 1 đại biểu trình dộ dưới đại học, 144 đại biểu có trình độ là tiến sỹ, 248 đại biểu có trình độ thạc sỹ và học hàm học vị thì có 12 đại biểu là giáo sư, 20 đại biểu là phó giáo sư,… Con số đó đã biết nói ấy đã được khẳng định và chứng minh qua kỳ họp của quốc hội khóa XV, thể hiện một Quốc hội dân chủ, đoàn kết, trí tuệ.

Kỳ thứ nhất, Quốc hội triển khai làm công tác nhân sự đúng quy trình, quy định, đảm bảo dân chủ, đạt sự đồng thuận cao. Tiếp đó, kỳ họp thứ hai và kỳ họp bất thường lần thứ nhất một lần nữa lại khẳng định chất lượng ĐBQH nhiệm kỳ này. Thông qua một số con số minh chứng như: tại Kỳ họp thứ 2 có tới gần 3000 lượt đại biểu phát biểu ý kiến, nhiều đại biểu trẻ, nhiều đại biểu lần đầu phát biểu ý kiến, trong đó có tỷ lệ đaịi biểu nữ phát biểu cũng rất đông, rất nhiều và ấn tượng là các đại biểu đều phát biểu ấn tượng, sâu sắc, chất lượng,… được dư luận, cử tri ghi nhận đánh giá cao. Kỳ họp bất thường có tthời gian ngắn (chỉ 4,5 ngày) với và các nội dung của kỳ họp rất đặc biệt bởi chúng ta thực hiện một chủ trương đó là ban hành Nghị quyết để có cơ chế chính sách đặc thù đặc biệtt giúp phục hồi kinh tế. Do đó có nhiều nội dung khó, nhưng các đại biểu lại một lần nữa khẳng định với 1100 lượt đại biểu phát biểu có tới trên 50% đại biểu mới phát biểu tức là đại biểu mới tham gia lần đầu phát biểu ý kiến, thông qua các phiên chất vấn, thảo luận tại Tổ và hội trường, chất vấn sâu sắc, tinh thần hỏi nhanh đáp gọn, hỏi đúng trúng vấn đề, sự lặp lại của các đại biểu được khắc phục, các đại biểu tự điều chỉnh bải phát biểu của mình tránh trùng lặp. Các ý kiến phát biểu sắc sảo, có nghiên cứu thấu đáo, trách nhiệm.

Thông qua 3 kỳ họp, chúng tôi kỳ vọng một khóa Quốc hội lại tiếp tục kế thừa, khẳng dịnh những thành quả của các khóa Quốc hội trước đây và tiếp tục đổi mới, nỗ lực để có thành quả to lớn. Để các vị ĐBQH “có sự nhập vai” nhanh chóng và linh hoạt như vậy, ít nhiều có vai trò đóng góp và có trách nhiệm của Ban Công tác đại biểu. Bởi khi chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh phòng, chống dịch, Ban Công tác đại biểu đã có rất nhiều hình thức để cung cấp và bồi dưỡng thông tin, kỹ năng cho các đại biểu để có 1 sự vững vàng, tự tin trong hoạt động nghị trường. thông qua việc chúng tôi đã nhanh chóng, kịp thời biên tập những tài liệu là các cuốn sách, cẩm nang những điều cần biết cho đại biểu Quốc hội khóa XV, tổ chức những lớp bồi dưỡng kết hợp giữa trực tuyến, trực tiếp. Đồng thời, chúng tôi ưu tiên những chuyên đề rất cần ngay cho các đại biểu kỹ năng nghiên cứu các dự án luật, kỹ năng phát biểu, nghiên cứu tài liệu, kỹ năng tiếp xúc với báo chí và kỹ năng đặt câu hỏi chất vấn,…

Một nội dung nữa, thường ở Quốc hội nhiều đại biểu sẽ gặp khó khăn đó là thảo luận về quyết toán ngân sách về vấn đề kinh tế, vấn đề tài chính ngân sách, thường những đai biểu không hoạt động trong lĩnh vực này rất khó tham gia, chúng tôi đã mời các đồng chí là chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán giới thiệu cho đại biểu về kỹ năng đọc báo cáo tài chính cũng như quyết toán ngân sach nhà nước,.. qua đó góp phần tích cực cho đại biểu tham gia đóng góp ý kiến.

Phóng viên: Thưa bà, trước yêu cầu đổi mới về tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo hướng ngày càng chất lượng, chuyên nghiệp. Là người trong cuộc, bà có đề xuất gì để góp phần tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội?

Bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng ban Công tác đại biểu: Trong rất nhiều nhiệm vụ trọng tâm của Ban Công tác đại biểu, chúng tôi rất may mắn được Đảng đoàn Quốc hội, Ban Chỉ đạo thực hiện các đề án của Bộ Chính trị có phân công cho Ban Công tác đại biểu là cơ quan Thường trực của chuyên đề số 11 Tiểu ban số 2, do đồng chí Trần Thanh Mẫn là Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường Thường trực Quốc hội làm Trưởng Tiểu ban và tôi là Phó Trưởng Tiểu ban.

Với chuyên để “Đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2030 cũng như từ 2030 -2045”, với những kinh nghiệm và tổng kết thực tiễn qua tài liệu của các khóa trước đây, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Quốc hội, các chuyên gia, các đồng chí Ủy viên UBTVQH,… Ban Công tác đại biểu đã tập hợp được nhiều ý kiến góp ý cho chuyên đề, trong đó có 1 một số nội dung rất là nổi bật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu.

Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và triển khai có hiệu quả với tinh thần hơn. Đó là, thứ nhất, lấy đại biểu quốc hội là trung tâm và đại biểu quốc hội là trung tâm của Quốc hội do đó chất lượng của đại biểu Quốc hội là một trong những nội dung rất quan trọng trong việc đổi mới, tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Vì vậy, trong thời gian tới, trên cơ sở khung chương trình và khung năng lực bồi dưỡng đã được Đảng đoàn Quốc hội và UBTVQH phê duyệt, chúng tôi sẽ nâng cao năng lực tổ chức các lớp bồi dưỡng không chỉ dừng lại cho các ĐBQH lần đầu trúng cử mà cả các đối tượng là đại biểu tái cử và cũng mở rộng các nội dung chương trình ko dừng lại ở kỹ năng mà coi trọng cả vấn đề cung cấp thêm thông tin, bồi dưỡng về kiến thức, nhất là kiến thức mà ĐBQH rất cần tính chuyên sâu, để Quốc hội hoạt động theo hướng chủ động, nhạy bén, bao quát và tăng tính chuyên nghiệp và hiệu quả hiệu lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước trong giai đoạn mới. Các chủ thể làm nên cấu thành tổ chức của Quốc hội đó là Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, UBTVQH, các cơ quan thuộc UBTVQH, Văn phòng Quốc hội, cũng như các cơ quan thông tấn báo chí như Truyền hình Quốc hội, báo Báo đại Đại biểu Nhân dân cũng nằm trong cơ chế vận hành và tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương đó là tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...Theo hướng như thế thì chuyên đề của chúng tôi đã nghiên cứu và đạt được sự đồng tình về đổi mới phương thức tổ chức của các chủ thể, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong để làm sao Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH chủ động hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn và tính nhạy bén, phản ứng nhanh trước thực tiễn để thực hiện sứ mệnh mang ý chí nguyện vọng của nhân dân đến nghị trường Quốc hội, quyết định vấn đề hệ trọng về quốc kế dân sinh, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, nhân dân ấm no hạnh phúc

Chúng tôi có rất nhiều giải pháp được đề xuất trong chuyên đề này, chúng tôi đang hoàn thiện để gửi báo cáo Ban Chỉ đạo trung ương và khi được ban chỉ đạo đồng tình có kết luận, trên cơ sở đó, Ban Công tác đại biểu sẽ tham mưu cho Đảng Đoàn Quốc hội, UBTVQH triển khai những chủ trương về đổi mới tổ chức và hoạt động Quốc hội, nâng cao năng lực hoạt động của Quốc hội.

Một trong những nhiệm vụ trong năm 2022, để nữa trong đổi mới hoạt động như tôi đã phân tích, nói đến hoạt động của Quốc hội là nói đến hoạt động của ĐBQH do vậy để chuẩn bị cho khóa Quốc hội tiếp theo trong việc, để đảm bảo cơ cấu và chất lượng của ĐBQH, trong đó trọng tâm là chất lượng, năm 2022 thực hiện Quy định 50 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch, Ban công tác đại biểu sẽ tham mưu cho Đảng đoàn Quốc hội, UBTVQH chủ động trong việc xây dựng Quy hoach ĐBQH, nhất là ĐBQH chuyên trách ở trung ương và địa phương để đáp ứng 1 yêu cầu là chủ động, kịp thời từ sớm từ xa và khi chuẩn bị đến kỳ bầu cử không lo phải đốc rút đi tìm mà đã có 1 lực lượng nhân sự được quy hoạch dồi dào để bố trí vào những cơ quan của Quốc hội, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn và năng lực của các Ủy ban. Để hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội ngày càng chủ động có tính khoa học, nhạy bén,… thì vai trò của các đại biểu chuyên trách ở các Ủy ban giữ 1 vai trò nòng cốt. Cho nên ngoài việc nâng cao tiêu chuẩn và thiết kế cơ cấu ĐBQH khóa tới thì vấn đề ĐBQH chuyên trách sẽ nâng dần tỷ lệ, ngày càng được nâng lên nhưng quan trọng hơn vẫn là chất lượng. Do dó, việc quy hoạch ĐBQH cũng là 1 nội dung cần đổi mới. Chúng tôi cũng hy vọng rằng, với hướng dẫn cụ thể của Ban Tổ chức Trung ương, chúng tôi sẽ tham mưu để xây dựng đảm bảo về số lượng nhưng coi trọng về chất lượng, đảm bảo phục vụ cho kỳ bầu cử khóa XVI đạt kết quả cao hơn nữa.

Phóng viên: Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV là nhiệm kỳ Quốc hội khởi đầu của giai đoạn phát triển đất nước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Với vai trò là cơ quan tham mưu, giúp việc UBTVQH, Ban Công tác đại biểu đã có chương trình, kế hoạch hoạt động như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng ban Công tác đại biểu: Như đã nói, trong năm 2021 chúng tôi đã hoàn thành Ngay trong năm 2021 khi triển khai thực hiện Nghị quyết XIII của Đảng, Đảng đoàn Quốc hội đã rất sớm xây dựng chương trình hành động và điều rất mới trong xây dựng Chương trình hành động là lượng hóa các nhiệm vụ trong việc thực hiện các chức năng của Quốc hội theo chương trình đầu việc đã xác định là 107 việc. Trong 107 đầu việc, Ban Công tác đại biểu có 9 nhiệm vụ được Đảng đoàn Quốc hội phân công và Ban đã rất chủ động trong việc triển khai chương trình Hành động này và trong năm 2021, chúng tôi đã hoàn thành việc cụ thể hóa thành Nghị quyết, kế hoạch 5/9 nhiệm vụ và 4 nhiệm vụ còn lại được xác định trong năm 2022 sẽ hoàn thành. Việc Hoàn hoàn thành này không có nghĩa là đã xong, nhiệm vụ đã “khép lại” công việc mà là hoàn thành bằng việc cụ thể hóa kế hoạch, ban hành Nghị quyết, bằng việc rà soát lại chức năng, nhiệm vụ thay thế Nghị quyết cũ không ko còn phù hợp bằng các Nghị quyết mới và tham gia cùng với Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội để tham mưu cho UBTVQH để thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Ban. Chúng tôi đang xây dựng trong kế hoạch triển khai nhiều công việc, ưu tiên số 1 một trong việc tiếp tục tổ chức nhiều hình thức cung cấp thông tin, trợ giúp ĐBQH, hỗ trợ ĐBQH ngày càng tốt hơn nữa sâu sát hơn nữa, hiệu quả hơn nữa để ĐBQH có điều kiện, môi trường tốt nhất thực hiện trách nhiệm ĐBQH đối với cử tri.

Thứ hai, ngoài câu chuyện liên quan đến chăm lo các điều kiện đảm bảo cho ĐBQH thì đây cũng là chủ trương quan trọng của UBTVQH, đó là quan tâm đến hoạt động của các cơ quan dân cử ở địa phương, cụ thể là HĐND các cấp. Ban được giao 9 nhiệm vụ vừa nêu trên thì có 2 Nghị quyết hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND và Nghị quyết về tăng cường hướng dẫn hoạt động của UBTVQH, sự gắn kết các cơ quan của Quốc hội đối với hoạt động của HĐND và đây cũng là những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 mà chúng tôi hoàn thành ở bước xây dựng đề cương chi tiết và xin ý kiến các thành viên trong Ban soạn thảo, các địa phương có liên quan để tham mưu UBTVQH hoàn thành 2 Nghị quyết này và sẽ tổ chức 3 hội nghị của 3 khu vực về hoatj hoạt động của HĐND tại miền Bắc, Trung và Nam để tổng kết đánh giá hoạt động của HĐND trong năm 2021 và triển khai nhiệm vụ của HĐND trong năm 2022 nhưng trong đó mỗi khu vực sẽ có ưu tiên trên cơ sở đăng ký của các địa phương có chuyên đề để thảo luận mang tính chất chuyên đề tại các hội nghị này nhằm truyền tải tinh thần đổi mới của Quốc hội theo hướng nâng cao chất lượng thì hoạt động của HĐND cấp tỉnh cũng như HĐND cấp huyện, xã cũng được thực hiện theo chương trình nâng cao chất ượng hoạt động của cơ quan dân cử.

Và các hoạt động liên quan đến cơ chế chính sách điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất, cơ chế hỗ trợ chuyên gia, Ban cũng đang hoàn thiện một Nghị quyết để tham mưu giúp UBTVQH ban hành Nghị quyết để lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH, ĐBQH được sử dụng chuyên gia phục vụ hoạt động ĐBQH và nhiều nhiệm vụ trọng tâm khác sẽ được Ban triển khai trong năm 2022. Tôi hy vọng rằng với kết quả đạt được và kinh nghiệm bước đầu từ hoạt động trong năm 2021, Ban sẽ triển khai nhiệm vụ năm 2022 một cách khoa học, linh hoạt, hiệu quả và đạt được nhiều thành tích trong năm mới.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Bà!

Hải Điệp