Vì sao ADB tiếp tục điều chỉnh giảm dự báo GDP của Việt Nam?

ân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO). Trong đó, dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay giảm xuống mức 5,2% so với dự báo hồi tháng 9 là 5,8%. Nguyên nhân là nhu cầu bên ngoài yếu hơn dự kiến cản trở ngành công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng cũng như việc làm, tiêu dùng phục hồi chậm. Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh hơn vào năm sau, đạt 6% - tương đương với mức giao của Quốc hội cho Chính phủ.

ADB cũng cho rằng, chính sách tiền tệ thận trọng và chủ động, được hỗ trợ bởi kiểm soát hiệu quả giá xăng, điện, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, sẽ giúp kiểm soát lạm phát. Dự báo lạm phát tại Việt Nam được duy trì ở mức 3,8% cho năm 2023 và 4% cho năm 2024.

ADB tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 5,2% do nhu cầu bên ngoài yếu hơn dự kiến cản trở ngành công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng cũng như việc làm, tiêu dùng phục hồi chậm.

Rủi ro đối với triển vọng này bao gồm lãi suất tăng cao liên tục ở Hoa Kỳ và các nền kinh tế phát triển khác, có thể góp phần gây bất ổn tài chính tại các nền kinh tế dễ bị tổn thương trong khu vực, đặc biệt là những nước có nợ cao. Khả năng gián đoạn nguồn cung do hiện tượng thời tiết El Ninõ hoặc cuộc xung đột giữa và U-crai-na cũng có thể kích hoạt lạm phát, đặc biệt liên quan đến lương thực và năng lượng.

Trước đó, báo cáo tại ốc hội hôm 23/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, GDP năm nay chỉ tăng trên 5%, thấp hơn mức được Quốc hội giao, do nền kinh tế chịu tác động kép chưa từng có, bất chấp các nỗ lực tháo gỡ. Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Các giải pháp đưa ra sẽ thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng, gồm đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu. Lạm phát cũng dự kiến khoảng 3,5-4% trong năm nay.

Năm nay, ADB đã nhiều lần điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam. Hồi đầu năm, tổ chức này nhìn nhận GDP Việt Nam có thể tăng 6,5%, sau đó hạ về 5,8% trong lần đánh giá tháng 7 và 9. Mức 5,2% là lần thứ 2 ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam.

Trong khi đó, tính chung trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ADB dự kiến tăng trưởng 4,9% trong năm nay, so với mức dự báo trước đó là 4,7% trong tháng 9. Dự báo tăng trưởng cho năm tới được duy trì ở mức 4,8%.

Nền kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 5,2% trong năm nay, so với dự báo trước đó là 4,9%, sau khi tiêu dùng hộ gia đình và đầu tư công đẩy mạnh tăng trưởng trong quý 3.

Triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ đã được nâng từ 6,3% lên 6,7%, sau mức tăng nhanh hơn dự kiến trong giai đoạn từ tháng 7 tới tháng 9, nhờ tốc độ tăng trưởng hai chữ số của lĩnh vực công nghiệp. Mức tăng trưởng được nâng lên của Trung Quốc và Ấn Độ giúp bù đắp nhiều hơn mức giảm dự báo của Đông Nam Á, do hoạt động ảm đạm trong ngành sản xuất chế tạo.

Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định: "Châu Á đang phát triển, tiếp tục tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ, bất chấp môi trường toàn cầu đầy thách thức. Lạm phát trong khu vực cũng đang dần được kiểm soát. Tuy nhiên, rủi ro vẫn từ việc lãi suất toàn cầu tăng cao cho đến các hiện tượng khí hậu như El Ninõ".

Dự báo lạm phát của khu vực trong năm nay đã giảm từ 3,6% trước đó xuống còn 3,5%. Đối với năm tới, lạm phát được dự kiến tăng lên mức 3,6%, so với mức dự báo trước đó là 3,5%.

Theo ADB, đầu tư công cao hơn sẽ thúc đẩy tăng trưởng ở các nền kinh tế Đông Nam Á vào năm 2024, cũng như chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng, đặc biệt là vào khách sạn/nhà hàng và các hoạt động du lịch, trong bối cảnh du lịch quốc tế trên khắp Đông Nam Á phục hồi mạnh mẽ.

Thanh Hoa