Đức chi 200 tỷ euro trợ giá năng lượng

Đức chi 200 tỷ euro trợ giá năng lượng

Kể từ sau khi phục hồi hậu covid và đặc biệt là kể từ khi nổ ra xung đột Ukraine , EU đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có trong 50 năm, mà không quốc gia nào có thể tránh khỏi.

Giống như Đức, nền kinh tế lớn nhất của Liên minh, nhiều nước châu Âu đã áp dụng các chương trình trợ giá năng lượng. Một số nước, chẳng hạn như Pháp và Tây Ban Nha, áp dụng mức trần đối với giá năng lượng.

"Đây là những gì Berlin đang chuẩn bị làm. Một lá chắn trị giá 200 tỷ euro, được quyết định sau nhiều tuần đàm phán trong liên minh cầm quyền", Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố hôm thứ 29/09.

“Giá phải giảm, chính phủ Đức sẽ làm mọi cách để hạ giá cho cả hộ gia đình và doanh nghiệp", Thủ tướng Đức nhấn mạnh.

Vào tháng 9, lạm phát ở Đức đã tăng lên 10% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất được ghi nhận kể từ năm 1951. Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner nói thêm : “ Chúng tôi thấy mình đang ở trong một cuộc chiến năng lượng vì sự thịnh vượng và tự do, đồng thời nhấn mạnh rằng tình hình đã trở nên tồi tệ hơn sau vụ phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream ở biển Baltic".

"Cuộc chiến năng lượng này nhằm mục đích phá hủy phần lớn những gì con người đã tự tay xây dựng trong nhiều thập kỷ. Chúng tôi không thể chấp nhận điều này và chúng tôi đang tự bảo vệ mình", Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner nói.

Đức đang phải trả giá đắt vì phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga, vốn chiếm 55% lượng khí đốt nhập khẩu của nước này trước cuộc chiến ở Ukraine. Hiện nước này phải tìm các nguồn cung cấp khác trên thị trường, nơi giá cả đã bùng nổ. Các nhà kinh tế dự đoán đất nước sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới và cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ để lại dấu ấn.

Yến Như

Theo Le Figaro