Thị trường tài chính 24h: Các ngân hàng vẫn lo ngại nợ xấu gia tăng

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô,

Tại thị trường vàng trong nước, á vàng SJC sau khi mở cửa sáng nay ngày 20/6 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng ế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm nhẹ 1,4 USD xuống 2.328,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên 2.345 USD, trước khi lùi về vùng 2.335 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,42 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 20/6 được ân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.255 đồng/USD, giảm nhẹ 2 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.247 – 25.467 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng nhẹ từ gần 64.600 USD lên 64.900 USD thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục tăng và lên gần 65.500 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,15 USD (-0,18%), xuống 81,42 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,27 USD (+0,25%), lên 85,28 USD/thùng.

VN-Index hồi phục nhẹ

Sau phiên sáng diễn ra khá thận trọng, ảnh hưởng bởi phiên đáo hạn phái sinh. Thị trường bước vào phiên chiều tiếp diễn trạng thái giằng co, rung lắc.

Tuy nhiên, dòng tiền có phần tích cực hơn về cuối phiên, cộng thêm hai cổ phiếu ngân hàng TCB và tăng tốc đã giúp VN-Index hồi phục lên trên tham chiếu khi đóng cửa.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 21,91 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 980,3 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 20/6: -Index tăng 2,51 điểm (+0,20%), lên 1.282,3 điểm; HNX-Index tăng 0,4 điểm (+0,16%), lên 243,97 điểm; UpCoM-Index tăng 0,9 điểm (+0,92%), lên 99,27 điểm.

Chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch ngày Juneteenth.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều tăng nhẹ sau khi có thông báo mới về việc cải thiện chỉ số Topix.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,16% lên 38633,02 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,11% xuống 2.725,54 điểm.

Thị trường nhích lên sau khi Sở giao dịch chứng khoán Tokyo cho biết rằng họ sẽ thay đổi cấu trúc của chỉ số Topix, làm dấy lên suy đoán rằng các công ty có giá trị thị trường lớn hơn có thể được đưa vào Topix trong tương lai.

Chứng khoán Trung Quốc giảm trong ngày mà nước này quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,42% xuống 3.005,44 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,72% xuống 3.503,28 điểm.

Trung Quốc đã giữ nguyên lãi suất cơ bản cho vay một năm và năm năm (LPR), nhấn mạnh rằng các nỗ lực nới lỏng tiền tệ của Bắc Kinh tiếp tục bị hạn chế bởi chênh lệch lãi suất hẹp và đồng tiền suy yếu.

Ở một diễn biến khác, dữ liệu cho thấy dòng vốn nước ngoài chảy ra khỏi chứng khoán Trung Quốc đã ghi nhận chuỗi dài nhất trong tám tháng, khi đợt bán ròng mới nhất tiếp tục diễn ra.

Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trong tám phiên liên tiếp cho đến thứ Tư, với giá trị 30 tỷ nhân dân tệ (4,1 tỷ USD). Đợt bán ròng gây căng thẳng tồi tệ nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.

Trong đó, Kweichow Moutai là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trong giai đoạn này, khiến tỷ lệ sở hữu của các quỹ nước ngoài nắm giữ tại công ty rượu này giảm xuống còn 6,75%, mức thấp nhất kể từ tháng 1.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, trong khi các nhà đầu tư đang chờ đợi thêm hỗ trợ chính sách từ Bắc Kinh trước lễ kỷ niệm của thành phố vào tháng tới.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,52% xuống 18.335,32 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,48% xuống 6.556,10 điểm.

Các các nhà đầu tư đang chờ đợi sự hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán Hồng Kông vào ngày 1/7 – nhân kỷ niệm ngày Thành phố về với Đại lục.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi giới đầu tư tiếp tục đặt kỳ vọng vào nhóm cổ phiếu công nghệ.

Đóng cửa, chỉ số Kospi tăng 10,30 điểm, tương đương 0,37% lên 2.807,63 điểm.

Các cổ phiếu công nghệ lớn như Samsung Electronics tăng 0,5% và SK hynix tăng 1,7%.

Kết thúc phiên 20/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 62,26 điểm (+0,16%), lên 38.633,02 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 12,61 điểm (-0,42%), xuống 3.005,44 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 95,07 điểm (-0,52%), xuống 18.335,32 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 10,31 điểm (+0,37%), lên 2.807,63 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Nợ xấu vẫn là nỗi lo thường trực

Mặc dù Thông tư 02/2023/TT-NHNN đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trình Chính phủ gia hạn thêm 6 tháng, song các ngân hàng vẫn lo ngại nợ xấu gia tăng và thực tế nợ xấu có xu hướng nhích lên trong quý I/2024..>> Chi tiết

- Không “hẹp cửa” cho vay bất động sản

Các ngân hàng cho biết không “hẹp cửa” đối với tín dụng lĩnh vực bất động sản nhưng kiểm soát chặt rủi ro..>> Chi tiết

- Hao hụt niềm tin với KRX

Việc hệ thống giao dịch chứng khoán mới KRX nhiều lần công bố rồi lại hoãn triển khai đã ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của thị trường và nhà đầu tư..>> Chi tiết

- Minh bạch thông tin: Điều kiện cần cho lộ trình nâng hạng thị trường

Để được nâng hạng lên thị trường mới nổi (emerging market), Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn cao hơn của các tổ chức này, mà một trong những tiêu chí được các tổ chức định hạng rất quan tâm là minh bạch thông tin. Đây vẫn là một điểm nghẽn cần sớm được giải quyết để đạt mục tiêu nâng hạng thị trường trong năm 2025..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp