Tin tức kinh tế ngày 14/6/2024: khách mua vàng, trang sức thanh toán online tăng đột biến

Giá vàng ế giới lao dốc

á vàng thế giới trong ngày 14/6 giao ngay ở mức 2.307,16 USD/ounce, giảm 4,89 USD/ounce so với giá vàng ngày hôm qua.

Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào chiều ngày 14/6, á vàng SJC trong nước được niêm yết ở mức 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), ổn định cả chiều mua vào và bán ra so với phiên cùng giờ ngày hôm qua.

Tại , giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), ổn định cả chiều mua vào và bán ra so với phiên cùng giờ ngày hôm qua.

á vàng nhẫn tại Công ty Vàng bạc Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 73,68 – 74,98 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra) ổn định chiều mua vào và giảm 200.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên cùng giờ ngày hôm qua.

Khách mua vàng, trang sức thanh toán online tăng đột biến

Ngành hàng ghi nhận mức tăng trưởng thanh toán không tiền mặt lớn nhất trong nửa đầu năm 2024 là vàng bạc đá quý và trang sức.

Tin tức kinh tế ngày 14/6/2024: khách mua vàng, trang sức thanh toán online tăng đột biến. Ảnh minh họa.

Đây là số liệu được nền tảng thanh toán Payoo công bố trong báo cáo cập nhật đánh giá kết quả thanh toán không tiền mặt ở nhiều ngành nghề nửa đầu năm 2024.

Đáng chú ý, Payoo cho biết nhóm ngành hàng có mức tăng lớn nhất trong nửa năm 2024 là vàng bạc đá quý và trang sức. 2 quý đầu năm nay, do giá vàng tăng, cộng hưởng với nhu cầu trang sức của người dân tăng lên trong những dịp lễ 14/2, 8/3… giúp kết quả kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp mảng này khả quan.

Thống kê cho thấy số lượng và giá trị giao dịch ngành hàng vàng bạc đá quý, trang sức trên hệ thống thanh toán không tiền mặt của Payoo tăng 2,5 lần về số lượng và 4 lần về giá trị so với cùng kỳ.

Những con số thống kê trên trong bối cảnh nhu cầu mua vàng miếng , vàng nhẫn và vàng trang sức mỹ nghệ trên thị trường Việt Nam duy trì ở mức cao thời gian qua.

Khối doanh nghiệp FDI đang chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 5/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 303,94 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 42 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 205,44 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 24,82 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 98,5 tỷ USD, tăng 21,1% (tương ứng tăng 17,18 tỷ USD).

Như vậy, khối doanh nghiệp FDI chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong 5 tháng qua.

Nhập khẩu ô tô tăng mạnh trong tháng 5/2024

Tháng 5/2024, cả nước đã nhập khẩu 14.941 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 311 triệu USD, tăng 29,2% về lượng và tăng 21,7% về kim ngạch so với tháng trước. Tuy nhiên, lũy kế 5 tháng 2024, nhập khẩu ô tô vẫn giảm so với cùng kỳ 2023.

Tính đến hết tháng 5 năm 2024, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu của cả nước đạt 58.716 ô tô, tổng kim ngạch đạt 1,24 tỷ USD, giảm 5,2% về lượng, giảm 11,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường nhập khẩu, các nước trong khối ASEAN được nhiều ưu đãi thuế nên vẫn chiếm ưu thế. Trong đó, Indonesia đang dẫn đầu về lượng xe với 6.333 chiếc nhập khẩu trong tháng 5/2024, kim ngạch đạt 93,55 triệu USD. Lũy kế 5 tháng năm 2024, lượng ô tô nhập từ thị trường Đông Nam Á này đạt 26.233 xe, kim ngạch đạt 380 triệu USD.

Đề xuất rượu, bia, nước ngọt chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 100%

Tại tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế với tất cả đồ uống có cồn, thực phẩm lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm. Đặc biệt, nước ngọt cũng sẽ thuộc đối tượng chịu thuế này.

Theo dự kiến, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp vào tháng 5/2025.

Hiện, mức thuế tiêu thụ đặc biệt với bia là 65%, rượu 35 - 65% tùy độ cồn dưới hay trên 20 độ. Song, các mức này được Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh theo lộ trình từ 2026 - 2030. Việc này nhằm tăng giá bán thêm 10%, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Kiểm soát xuất hóa đơn kinh doanh vàng

Từ 15/6, nếu doanh nghiệp nào kinh doanh vàng mà không xuất hóa đơn điện tử có kết nối với cơ quan thuế thì sẽ bị rút giấy phép. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa mới đây.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị định số 24/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm các sai phạm. Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế trên toàn quốc đã thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử.

Muốn xuất hóa đơn cần có đủ thông tin của người mua, người bán. Nhưng cũng có khách hàng không chịu cung cấp thông tin. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể xuất hóa đơn điện tử, nhờ vào giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế. Doanh nghiệp vẫn xuất hóa đơn từng lần bán cho khách lẻ.

Đoàn Thảo Nguyên