Đã tăng lương thì cũng cần điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Cần nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Thảo luận chiều 26/6 về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và ợ cấp xã hội từ ngày 1/7, đa phần ý kiến đại biểu Quốc hội lo ngại lương tăng, giá dịch vụ cũng "tát nước theo mưa".

Nhiều đại biểu đề nghị cần có giải pháp để kiểm soát, đồng thời điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Lo ngại tăng lương thì giá sẽ tăng, đại biểu ạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) góp ý: "Trước khi tăng lương, giá đã tăng trước một đoạn. Sau khi tăng lương, khả năng giá tiếp tục tăng. Do đó cần phải có giải pháp để bình ổn giá, nhất là các mặt hàng tiêu dùng".

Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam).

Ông chỉ ra thực tế có những mặt hàng tiêu dùng tăng lên rất nhiều lần, thậm chí gấp đôi nên cần phải quan tâm, không để đồng lương tăng được một chút nhưng tất cả các mặt hàng tiêu dùng tăng nhanh hơn.

Bên cạnh đó, đại biểu Hạ cho rằng, khi lương tăng, thuế giảm trừ gia cảnh cần phải nghiên cứu điều chỉnh.

"Mức sống tăng lên, chi phí đắt lên thì mức giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng. Nếu tăng lương 30% thì mức giảm trừ gia cảnh ít nhất cũng phải tăng 30%, thậm chí tăng đến 50% là hợp lý", đại biểu Hạ nhấn mạnh.

Cùng lo ngại, đại biểu ạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị Chính phủ chỉ đạo ổn định giá cả thị trường, chống lạm phát, nhất là những mặt hàng tiêu dùng.

Đại biểu Hòa nhấn mạnh không thể để thị trường "tát nước theo mưa", mỗi lần nhà nước tăng lương cơ sở thì thị trường tăng giá theo, ảnh hưởng đến đời sống của đông đảo của người dân lao động.

Không tăng giá điện, dịch vụ khám chữa bệnh cùng lúc tăng lương

Còn theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM), trong 20 năm qua chúng ta đã 14 lần tăng lương cơ sở và thực tế cho thấy chỉ có hai lần tăng lương cơ sở làm tăng lạm phát đó là năm 2008 khi tăng lương cơ sở 20% thì lạm phát tăng từ 6,3% lên 23%.

Lần thứ hai là năm 2011 khi tăng lương cơ sở lên 13,7%, lạm phát đã tăng từ 9,2% lên 18,6%.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM).

Tuy nhiên, trong hai năm 2008 và 2011 việc lạm phát không chỉ do tăng lương cơ sở mà do lạm phát ế giới, do giá dầu thế giới tăng cộng với tỷ giá trong nước tăng.

Với bài học kinh nghiệm đã có, để hạn chế bớt việc ảnh hưởng của tăng lương cơ sở đến tình hình lạm phát, đại biểu đề nghị Chính phủ cần có chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt theo lạm phát mục tiêu 4% và phải giữ cho được ổn định tỷ giá.

Bên cạnh đó, phải điều chỉnh các hàng hóa, dịch vụ Nhà nước quản lý.

"Giá điện, học phí, giá dịch vụ khám, chữa bệnh phải giãn ra không cùng một lúc và cách xa ngày 1/7/2024" – ông nói.

Đồng thời, theo ông, phải chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo cung hàng hóa không để thiếu hàng, thúc đẩy sản xuất.

Biện pháp cuối cùng và quan trọng nhất là phải kiểm soát lạm phát tâm lý, lạm phát tin đồn, lạm phát domino, té nước theo mưa và phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử phạt nghiêm minh những vấn đề liên quan đến áp luật về giá.

Đặc biệt quan tâm đến kiểm soát về giá, chỉ số CPI khi cải cách tiền lương

Giải trình về nội dung này, Phó thủ tướng ê Minh Khái nhấn mạnh việc cải cách tiền lương rất khó.

Với các ý kiến cho rằng khi tăng lương phải quan tâm đến kiểm soát được giá, chỉ số CPI, Phó thủ tướng cho biết, trước khi làm việc này Chính phủ đã có đánh giá cụ thể trong báo cáo đó là khi tăng lương cơ sở 30% khả năng CPI tăng khoảng 0,7% nhưng có thể đóng góp thêm tăng trưởng GDP 0,21%.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái giải trình làm rõ ý kiến của đại biểu Quốc hội chiều 26/6.

Theo Phó thủ tướng, vấn đề tăng giá chủ yếu do tâm lý, còn tăng giá do tăng lương cũng có nhưng chỉ một phần.

"Công tác tuyên truyền rất quan trọng. Chính phủ đã có chỉ đạo, vừa qua Thủ tướng cũng có công điện về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá", ông Khái nói và cho biết thời gian tới Chính phủ sẽ có những chỉ đạo quyết liệt hơn về vấn đề này.

Trang Trần