Start-up của tỷ phú USD Việt, cạnh tranh thế mạnh toàn cầu của Trung Quốc

Tập đoàn Vingroup (VIC ) vừa công bố thông tin về việc góp vốn 51% vốn, tương đương 510 tỷ đồng để thành lập CTCP Giải pháp năng lượng VINES (VinES). Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup - góp 48,5% vốn, tương đương 485 tỷ đồng và bà Phan Thu Hương sở hữu 0,5%.

Như vậy, khác với hầu hết các doanh nghiệp khác do Vingroup thành lập, lần này ông Phạm Nhật Vượng trực tiếp góp vốn và là một cổ đông lớn của VinES. Theo báo cáo, ngành nghề kinh doanh chính của VinES là sản xuất pin và ắc quy. Nếu thành công, VinES sẽ mang đến cơ sở quan trọng cho hãng xe VinFast, thay vì phụ thuộc vào các nguồn pin khan hiếm trên thế giới, với khoảng 70% được sản xuất tại Trung Quốc.

Tỷ phú Vượng đầu tư vào mảng pin và ắc quy trong bối cảnh hãng xe VinFast gần đây phát triển với tốc độ rất nhanh với nhiều chi nhánh được mở tại các nước lớn như Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan và mục tiêu trở thành hãng ô tô điện thông minh toàn cầu.

VinFast có kế hoạch vào thị trường Mỹ và châu Âu với dòng ô tô điện mô hình cho thuê pin nhằm cạnh tranh với các nhà sản xuất nội địa lớn như Tesla và General Motors (GM) với kế hoạch doanh số hằng năm từ 160.000 đến 180.000 xe tại Mỹ, tương đương 1% tổng sản lượng ôtô bán ra tại quốc gia này.

Hồi cuối tháng 7, VinFast bổ nhiệm cựu phó chủ tịch Volkswagen trở thành CEO VinFast toàn cầu sau khi tuyển dụng nhiều nhân tài cấp quản lý cao cấp từ các hãng xe lớn như GM, Bosch rồi Tesla, Toyota, Porsche, BMW, Toyota, Nissan,...

Sản xuất pin cho xe điện đang được xem là một cuộc chiến giữa các quốc gia cũng như giữa các nhà sản xuất ôtô. Nhu cầu về pin cho xe điện trong vài năm gần đây đã vượt xa nguồn cung.

Nhiều dự báo cho rằng, nhu cầu về pin sẽ tăng hàng chục lần trong 10 năm tới do nhu cầu sử dụng xe điện tăng cao. Nhiều hãng xe hơi truyền thống cũng đã và đang chuyển dần sang sản xuất xe điện như GM của Mỹ.

Thị trường pin xe điện chủ yếu do một số doanh nghiệp lớn sản xuất nhe Tesla, Panasonic, LG Chem,... và hầu hết đều tập trung ở Trung Quốc. Nhưng đây là một ngành được đánh giá nhiều triển vọng và hút dòng vốn đầu tư lớn trong thời gian gần đây. Nhiều start-up xuất hiện và kỳ vọng sẽ có sự đột phá. Một số hãng mới thành lập có doanh số không đáng kể và có thể thất bại trong việc sản xuất cũng như bán pin xe điện nhưng đang được định giá cao trên các thị trường chứng khoán.

Hiện tại, ông Phạm Nhật Vượng là doanh nhân giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với túi tiền khoảng 9 tỷ USD theo giá trị cổ phiếu VIC. Gần đây, VinFast dự kiến huy động vốn trên thị trường tài chính thế giới với định giá khoảng 50 tỷ USD.

VN-Index tiếp tục tăng.

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 10/8

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), giá cổ phiếu giảm nhẹ nhẹ. Chỉ số VN-Index tăng nhẹ lên trên ngưỡng 1.360 điểm sau một phiên bứt phá trước đó.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.

Theo BSC, trong phiên trước, dòng tiền đầu tư lan tỏa vào thị trường khi có 18/19 nhóm ngành tăng điểm. Đồng thời, độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tích với thanh khoản không đổi so với phiên trước cho thấy tâm lý giao dịch tích cực của nhà đầu tư. Ngoài ra, khối ngoại mua ròng trên sàn HoSE trong khi bán ròng tại HNX. Với xu hướng dòng tiền nội và ngoại củng cố đà tăng, VN-Index có thể kiểm tra lại ngưỡng 1.380 điểm trong các phiên giao dịch sắp tới.

Còn theo MBS, thanh khoản mạnh mẽ cho thấy nhà đầu tư kỳ vọng về sự phục hồi tiếp diễn của thị trường trong những ngày tới. Tâm lý nhà đầu tư đang rất mạnh, thị trường hoàn toàn có thể vượt đỉnh cũ trong các phiên sắp tới.

Chốt phiên chiều 6/8, chỉ số VN-Index tăng 18,41 điểm lên 1.359,86 điểm. HNX-Index tăng 5,22 điểm lên 330,68 điểm. Upcom-Index tăng 1,11 điểm lên 89,38 điểm. Thanh khoản trong cả ngày đạt 27,4 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn, thấp hơn một chút so với phiên liền trước. Riêng sàn HOSE đạt hơn 22,6 nghìn tỷ đồng.

V. Hà