Bất đồng và thỏa hiệp

Kết quả của sự kiện này cho thấy vẫn chưa khắc phục được tình trạng bất đồng quan điểm trong nội bộ về nhiều vấn đề. Trong đó, nổi bật là vấn đề Ukraine và cuộc xung đột giữa Israel với nhóm vũ trang Hamas.

Tại hội nghị nói trên, EU có được thuận lợi và hậu thuẫn rất quan trọng, nếu như không muốn nói là cầu được ước thấy: Ông Donald Tusk trở lại làm thủ tướng Ba Lan hôm 13-12. Ông Tusk từng là chủ tịch Hội đồng châu Âu và được coi là người "thân EU". Trước đó, Ba Lan thời chính phủ tiền nhiệm và (dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Viktor Orban) là những thành viên gây khó dễ nhiều nhất cho EU. Giờ đây, khi Hungary trở nên đơn độc, cục diện quyền lực trong nội bộ đã thay đổi theo hướng có lợi cho EU.

Thủ tướng Orban cho thấy dường như đã ý thức được sự thay đổi cục diện ấy nên đã chấp nhận xuống thang và thỏa hiệp với EU. Nhờ vậy, EU có được kết quả được xem là quan trọng nhất: Đồng ý khởi động tiến trình đàm phán với Ukraine và Moldova về việc hai nước này gia nhập EU.

Trong quy chế của EU, mọi quyết định quan trọng như thế phải được tất cả quốc gia thành viên nhất trí. EU lách quy định này bằng cách để cho ông Orban rời khỏi phòng họp rồi mới biểu quyết.

Như vậy, trên danh nghĩa thì Hungary không chống nhưng thực chất là không đồng tình. Hungary hành xử như vậy vì buộc phải nể thể diện EU nhưng vẫn bảo tồn được quyền phủ quyết Ukraine gia nhập EU ở những lần quyết định tới đây. Bằng chứng đầu tiên là gần như ngay sau đó, ông Orban phủ quyết gói tài chính mà EU muốn viện trợ cho Ukraine.

Các nhà lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh EU ở thủ đô Brussels - Bỉ hôm 15-12 Ảnh: REUTERS

Ukraine tỏ ra phấn khích cao độ về quyết định nói trên của EU nhưng đó chỉ là sự biểu lộ bên ngoài. Trong thâm tâm, nước này thừa ý thức được rằng sau khởi đầu trên là hành trình chẳng biết đến khi nào mới tới đích. Chẳng hạn, Phần Lan cần 3 năm trong khi Thổ Nhĩ Kỳ sau gần một phần tư thế kỷ vẫn chưa nhìn thấy bóng dáng của đích đến.

Đối với Ukraine, đích đến này có khả năng là "chiếc bánh thật" nhưng cũng rất có thể chỉ là "chiếc bánh vẽ". Quyết định như thế chẳng khác gì EU không tháo kíp ngay "quả bom nổ chậm" mà kéo dài thời điểm hẹn giờ nổ của quả bom ấy.

Đối với cuộc xung đột - Hamas đang diễn ra ở Dải Gaza, EU cũng chưa có được sự đồng thuận quan điểm nội bộ về chính sách chung. Một phe đòi hỏi ngừng xung đột ngay giữa Hamas và Israel. Phe khác lại không muốn Israel mất cơ hội xóa sổ vĩnh viễn lực lượng Hamas ở Dải Gaza. Sự bất đồng quan điểm này khiến EU tiếp tục gần như không đóng vai trò đặc biệt gì trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp chính trị và cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho cuộc khủng hoảng tại Trung Đông.

Không phải EU không muốn giải quyết ổn thỏa và dứt điểm mọi vấn đề tồn tại dai dẳng để có khí thế hào hứng và lạc quan bước vào năm mới. Nhưng rõ ràng, EU hiện không thể làm thế và năm mới 2024 nhiều khả năng còn khó khăn hơn đối với khối này.

Ngải Sa