Cùng hàng Việt thay 'áo mới' cho Cà Mau

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, nằm trong khu vực ĐBSCL với thảm rừng tràm bạt ngàn và hệ sinh thái rừng ngập mặn trải dài, nối liền từ U Minh Thượng đến cửa Gành Hào (giáp tỉnh Bạc Liêu), lịch sử Đất Mũi à Mau gắn liền với việc khai hoang mở cõi của các cộng đồng nhiều dân tộc. Với đặc thù như vậy, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam ở Cà Mau muốn thành công phải làm tốt nhất khâu tuyên truyền nhận thức.

Đa lợi ích của điểm bán hàng Việt

Theo báo cáo của Thường trực Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Cà Mau, kể từ khi Cuộc vận động đi vào đời sống đến nay đã 14 năm, thành công lớn nhất là đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cán bộ, nhân dân, từ “ưu tiên” chuyển dần sang “tin dùng” hàng Việt. Quy mô, số lượng hàng Việt trong các cơ sở kinh doanh chiếm phần lớn, chất lượng sản phẩm ngày càng tăng lên và mẫu mã đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng hàng Việt.

Nhờ công tác tuyên truyền, nhận thức của doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và đại bộ phận người dân trong tỉnh được nâng lên, doanh nghiệp quan tâm phát triển thị trường tại địa phương, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; tích cực tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả Cuộc vận động trên phạm vi toàn tỉnh.Doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, mô hình liên kết, hợp tác trong sản xuất.

Mô hình “Tuyến dân cư tự hào hàng Việt”, góp phần thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại phường 4, TP. Cà Mau

Tỉnh còn có nhiều chương trình khuyến mãi, hội chợ thương mại và tổ chức các điểm trưng bày, bán sản phẩm OCOP nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển mở rộng mạng lưới phân phối, bán lẻ hàng Việt Nam dưới hình thức cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, các hình thức bán hàng lưu động…

Cà Mau hiện có 2 trung tâm thương mại, 5 siêu thị, 50 chợ hiện hữu và 21 điểm chợ, nhóm chợ tập trung kinh doanh mua bán và 114 cửa hàng tiện lợi thuộc loại hình kinh doanh tổng hợp, chuyên doanh đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho người tiêu dùng.

Việc xây dựng mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt Nam cố định và bền vững với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” sẽ tác động tích cực đến toàn xã hội, giúp người tiêu dùng, cơ quan, đơn vị, tổ chức nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền lợi khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trong nước.

Các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khuyến mại, giảm giá đã giúp người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được tiếp cận trực tiếp với hàng hóa có thương hiệu, có đủ thông tin để so sánh từ đó yên tâm khi tiêu dùng hàng Việt Nam; tạo cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất tiếp cận với thị trường nông thôn, xây dựng mạng lưới kênh phân phối theo hướng văn minh, hiện đại, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa.

Những điểm, những cửa hàng bán hàng Việt mọc lên khắp tỉnh vừa đẹp đẽ, khang trang, vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng Việt của bà con, vừa góp phần làm hiện đại hóa diện mạo chung của Cà Mau.

Nhân dân vùng miền nào cũng thế, đều rất vui mừng, hồ hởi khi được chính quyền, nhà nước quan tâm, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Nhân dân Cà Mau cũng vậy. Những điểm, những cửa hàng bán hàng Việt mọc lên khắp tỉnh vừa đẹp đẽ, khang trang, vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng Việt của bà con, vừa góp phần làm hiện đại hóa diện mạo chung của Cà Mau.

Ông Dương Huỳnh Dũng, chủ cửa hàng Huy Phát, ấp Mương Điều, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, chia sẻ: Được Sở Công Thương Cà Mau hỗ trợ, cửa hàng được trang trí khang trang, bắt mắt hơn, trưng bày được nhiều hàng hóa hơn. Thường cửa hàng lấy hàng từ Công ty Cổ phần Thương nghiệp Cà Mau về bán nên yên tâm về chất lượng. Còn bà con thì cũng yên tâm tuyệt đối khi mua hàng ở những điểm bán hàng uy tín này. Tình yêu hàng Việt được xây dựng trên nền tảng của uy tín và chất lượng nên rất bền vững!

Về Cà Mau thấy yêu vô cùng!

Tính đến nay, tỉnh Cà Mau đã nhân rộng 105 mô hình “Tự hào dùng hàng Việt” do Ủy ban Việt Nam các cấp và Ban công tác Mặt trận ấp, xóm chủ trì xây dựng. Tiêu biểu có thể kể tới mô hình “Tuyến dân cư tự hào hàng Việt” được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phường 4, thành phố Cà Mau khởi xướng từ năm 2019.

Bên cạnh đó, Cà Mau đã thành lập được 5 “Tuyến dân cư tự hào hàng Việt” trên địa bàn 5 khóm, với trên 120 hộ dân tham gia. Với mô hình này, Mặt trận phường sẽ tiến hành khảo sát trong các khu dân cư, sau đó thông qua chi ủy, chi bộ xây dựng kế hoạch cụ thể, mời bà con đến tham gia xây dựng đóng góp ý kiến, cuối cùng là ký cam kết với hộ dân, ưu tiên sử dụng hàng Việt trong sinh hoạt gia đình.

Hàng Việt Nam thực sự đã có tác động tâm lý rất tốt đến người tiêu dùng

Từ đầu năm 2023 đến nay, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục được triển khai với nhiều giải pháp mới, rộng khắp trong toàn tỉnh Cà Mau. Các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khuyến mại, giảm giá đã giúp người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được tiếp cận trực tiếp với hàng hóa có thương hiệu, có đủ thông tin để so sánh. Hàng Việt Nam thực sự đã có tác động tâm lý rất tốt đến người tiêu dùng, tạo sự an tâm tin tưởng và thói quen sử dụng hàng Việt trong mua sắm, tiêu dùng, sinh hoạt hằng ngày.

Trong nửa đầu năm 2023, Sở Công Thương Cà Mau đã tham mưu UBND tỉnh đề xuất tham gia “Tuần lễ triển lãm sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng của các tỉnh, thành” năm 2023 tại Showroom xuất khẩu; tổ chức hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa các tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu - Ninh Bình. UBND các huyện, thành phố Cà Mau đã tiếp tục duy trì 15 cửa hàng tiện lợi, 8 điểm trưng bày và bán các sản phẩm OCOP đã được hỗ trợ trước đó; khuyến khích các doanh nghiệp phát triển mở rộng mạng lưới phân phối, bán lẻ hàng Việt Nam dưới hình thức cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, các hình thức bán hàng lưu động. Cũng trong thời gian này, thương nhân trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thành công 8 hội chợ thương mại ‘‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’’.

Tiêu biểu có thể kể tới mô hình “Tuyến dân cư tự hào hàng Việt” được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phường 4, thành phố Cà Mau khởi xướng từ năm 2019. Ðến nay, mô hình đã thành lập được 5 tuyến trên địa bàn với trên 120 hộ dân tham gia. Theo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phường 4, từ khi thành lập mô hình đến nay, người dân ủng hộ rất nhiệt tình, đặc biệt là trên địa bàn phường vốn có lợi thế khi gần các trung tâm mua sắm, siêu thị, kênh tạp hóa bán lẻ nên càng tạo điều kiện cho người dân lựa chọn mua sắm hàng Việt.

Theo một khảo sát của Phường 4, đa phần hộ dân đều nhận thức đúng đắn hơn về chất lượng hàng hóa, sản phẩm trong nước, không chỉ vậy, giá cả cũng là điều mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phường 4, TP Cà Mau, cho hay, từ khi thành lập mô hình đến nay, người dân ủng hộ rất nhiệt tình, đặc biệt là trên địa bàn phường vốn có lợi thế khi gần các trung tâm mua sắm, siêu thị, kênh tạp hóa bán lẻ nên càng tạo điều kiện cho người dân lựa chọn mua sắm hàng Việt. Đa số các hộ dân đều nhận thức đúng đắn hơn về chất lượng hàng hóa, sản phẩm trong nước.

Biểu tượng yêu thương mơi vùng đất cuối cùng của bản đồ Việt Nam

Những mô hình tiêu biểu này của Cà Mau đã cho thấy một tinh thần yêu hàng Việt một cách chủ động, sáng tạo của nhân dân Phường 4 nói riêng, Cà Mau nói chung. Điều này càng cổ vũ cho Cuộc vận động ‘‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’’ ngày càng gặt hái thêm nhiều thành công mới.

Mục tiêu của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Cà Mau trong những tháng cuối năm và giai đoạn tiếp theo là tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động trong tình hình mới và Đề án “Phát triển thị trường trong nước” gắn với Cuộc vận động.Bên cạnh đó là hỗ trợ, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nội địa.

Đặc biệt, sẽ tăng cường hơn nữa các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp với các địa phương, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tổ chức hội chợ triển lãm thương mại, tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa. Đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng hệ thống phân phối hàng Việt.

Ngô Minh